Công ty không trả lương và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai sẽ bị phạt 40 triệu đồng?

Em có đang làm việc cho một công ty được 2 tháng và chưa tham gia bảo hiểm xã hội khi có thai. Do sức khỏe em yếu nên bác sĩ có yêu cầu em nên nghỉ dưỡng khi mang thai. Em có viết đơn xin nghỉ dưỡng và được công ty đồng ý. Tuy nhiên, đến ngày trả lương, em không nhận được số lương từ những ngày làm việc trước trong tháng, do vậy em có gọi điện hỏi công ty thì nhận được câu nói miệng từ công ty rằng "trong năm làm việc đầu tiên không được có thai. Nếu có cũng không được hưởng chế độ thai sản". Vậy nên em muốn hỏi rằng em phải làm gì để nhận được số tiền lương còn thiếu? Mong sớm nhận được phản hồi từ anh/chị. Em cảm ơn rất nhiều.

Những quy định nhằm bảo vệ thai sản cho lao động nữ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản cụ thể như sau:

"Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

Mức xử phạt dành cho công ty không thực hiện trả lương cho lao động mang thai trước khi đuổi việc?

Công ty không trả lương và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai sẽ bị phạt 40 triệu đồng?

Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới sẽ bị xử phạt thế nào?

Đối với việc vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới thì tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định như sau:

"Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác;
b) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
e) Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Lao động;
g) Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;
l) Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên."

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới cụ thể như sau:

- Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

- Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

- Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

* Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn. Về số tiền lương còn thiếu, bạn cần gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp thanh toán nốt cho bạn. Trường hợp không được giải quyết, bạn có thể gửi đơn đến Phòng Lao động Thương binh và xã hội cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để được giúp đỡ.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng chế độ giảm giờ làm, hưởng lương như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian lao động nữ mang thai người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Công ty được tự quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh không? Thời gian nghỉ tối đa của lao động nữ trong kỳ kinh?
Pháp luật
Mẫu đơn xin làm việc online tại nhà như thế nào? Làm việc online có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Pháp luật
Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ nhân ngày của mẹ 12/5/2024 thế nào? Lời chúc mẹ ngắn gọn, hay ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ là doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế đúng không?
Pháp luật
Lao động nữ có được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động hết hạn hay không?
Pháp luật
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, người lao động nữ có được quyền nghỉ làm hưởng nguyên lương hay không?
Pháp luật
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Doanh nghiệp cho người lao động nữ nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này thì có được không?
Pháp luật
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, công ty không cho lao động nữ nghỉ làm hưởng nguyên lương có bị phạt hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lao động nữ
757 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động nữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào