Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 như thế nào?

Cho hỏi: Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 như thế nào? - Anh Trung (Gò Vấp)

Có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong việc phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045?

Căn cứ theo Nghị quyết 31/NQ-TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Mục III Nghị quyết 31/NQ-TW năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định như sau:

- Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực;

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại;

- Phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng con người Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với Thành phố mang tên Lãnh tụ Hồ Chí Minh;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế;

- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;

- Ban hành chính sách, pháp luật vượt trội, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích chung của cán bộ Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố trong giai đoạn mới.

Theo đó, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, tầm nhìn đã đề ra, Thành phố Hồ Chí Minh cần triển khai 06 nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 như thế nào?

Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 như thế nào? (Hình từ Internet)

Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 như thế nào?

Công tác quy hoạch, phát triển đô thị , xây dựng kết cấu hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh được định hướng tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 31/NQ-TW năm 2022 như sau:

- Nâng cao chất lượng quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo không gian và động lực phát triển mới, ổn định, lâu dài cho Thành phố;

- Thực hiện đồng bộ các quy hoạch: Quy hoạch phát triển không gian ngầm, không gian xanh, không gian sông nước, không gian văn hoá;

- Thực thi quy hoạch tích hợp ngành gắn với phương thức tạo quỹ đất, tài chính đô thị, phát triển giao thông, chính sách nhà ở, quản lý tài nguyên nước và chống ngập nước;

- Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đa trung tâm, kết nối vùng, đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển hài hoà giữa nông thôn và đô thị;

- Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị;

- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo nhà ở ven kênh rạch, chung cư cũ;

- Tiếp tục thực hiện lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau di dời để ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội;

- Phát triển ngành xây dựng, thiết kế, thi công với công nghệ hiện đại, phát triển vật liệu mới, năng lượng xanh, tái tạo, thân thiện môi trường;

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước, chống ngập, xử lý chất thải; quản lý nghiêm việc khai thác, sử dụng nước ngầm;

- Củng cố hệ thống đê ven biển, cống ngăn triều, công trình thuỷ lợi ven sông phục vụ kiểm soát lũ, giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước;

- Tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thành phố bảo đảm tổng thể, đồng bộ và hiện đại;

- Chủ động thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò nòng cốt, đầu tàu của Thành phố trong liên kết phát triển;

- Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng; hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực.

Như vậy, công tác quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo những nội dung nêu trên.

Phát triển TP. Hồ Chí Minh hướng đến những mục tiêu nào đến năm 2030?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 31/NQ-TW năm 2022, mục tiêu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023 như sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

- Là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước;

- Hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á;

- Về mặt kinh tế:

+ Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm;

+ GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD;

+ Kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Như vậy, trong giai đoạn 2023 - 2030, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát triển Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến những mục tiêu chung nêu trên.

Phát triển đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự kiến các đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030?
Pháp luật
Mô hình TOD là gì? Thí điểm mô hình TOD tại TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 98 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dự án đầu tư phát triển đô thị bao gồm các dự án nào? Dự án được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước khi có tiêu chí nào?
Pháp luật
Khu vực phát triển đô thị mở rộng là gì? Căn cứ vào đâu để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng?
Pháp luật
Khu vực cải tạo đô thị là gì? Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực cải tạo đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là bao nhiêu bộ?
Pháp luật
Báo cáo tóm tắt về khu vực bảo tồn đô thị gồm các nội dung nào? Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực?
Pháp luật
Khu vực phát triển đô thị mới là gì? Khu vực phát triển đô thị mới có các nguồn vốn đầu tư nào?
Pháp luật
Khu vực phát triển đô thị là gì? Việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Thực hiện nghiêm quy hoạch cấp quốc gia, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
Pháp luật
Chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị được chia thành mấy cấp? Cơ quan nào lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị?
Pháp luật
Quan điểm trong phát triển bền vững đô thị Việt Nam giai đoạn mới có định hướng ra sao? Tỷ lệ đô thị hoá trong tương lai sẽ là bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển đô thị
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,908 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển đô thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển đô thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào