Công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em tại địa phương trong kỳ nghỉ hè 2023 được triển khai thực hiện các nhiệm vụ nào?

Công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em tại địa phương trong kỳ nghỉ hè 2023 được triển khai thực hiện các nhiệm vụ nào? Cô Hà - Tiền Giang

Công điện 398/CĐ-TTg năm 2022 về tăng cường công tác phòng chống đuối nước trẻ em do Thủ tướng Chính phủ điện ban hành ngày 02/05/2022

Tình hình thực tế về công tác phòng chống đuối nước trẻ em như thế nào?

Thời gian gần đây, các vụ đuối nước gây tử vong cho nhiều em vẫn còn thường xuyên xảy ra và ở mức cao ở một số địa phương.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác này và bảo đảm an toàn cho trẻ em, nhất là trong mùa hè, mùa mưa, bão sắp đến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phòng chống đuối nước cho trẻ em.

chống đuối nước

Công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em tại địa phương trong kỳ nghỉ hè 2023 được triển khai thực hiện các nhiệm vụ nào? (Hình internet)

Những nhiệm vụ để thực hiện hoàn chỉnh kế hoạch phòng chống đuối nước cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè sắp tới là gì?

Tại Công điện 398/CĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung vào các nhiệm vụ chính giao các đơn vị thực hiện như sau:

- Một là, giao Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định 1248/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 và Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt chú trọng công tác phòng chống đuối nước (PCĐN) cho trẻ em

- Hai là, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

+ Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành,... thực hiện nghiêm các chỉ đạo về công tác PCĐN cho trẻ em, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác PCĐN trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em

+ Thường xuyên rà soát, đề xuất kịp thời về các cơ chế, chính sách, biện pháp hiệu quả công tác PCĐN trẻ em.

- Ba là, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo :

+ Triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng PCĐN đến từng trường học, lớp học, từng học sinh, đặc biệt trước mỗi kỳ nghỉ hè

+ Đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về PCĐN nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân

+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè để bảo đảm an toàn, PCĐN.

+ Hướng dẫn các địa phương về việc tổ chức học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi...

- Bốn là, giao Bộ Y tế :

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu, điều trị, vận chuyển cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước.

- Năm là, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

+ Vận động, đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ và kỹ năng PCĐN, chủ động đưa con đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước

+ Triển khai, hướng dẫn việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi, khuyến khích các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.

- Sáu là, giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan,..gia đình, cộng đồng về PCĐN trẻ em...

- Bảy là, giao Trung ương Đoàn TNCSHCM chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đoàn các cấp thực hiện việc phối hợp với cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương tổ chức hoạt động hè tại địa bàn dân cư trong đó chú trọng các hoạt động rèn luyện kiến thức, kỹ năng PCĐN cho thiếu niên, nhi đồng.

- Tám là, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ động phối hợp với Bộ LĐTBXH chỉ đạo UBND các cấp triển khai thực hiện hiệu quả công tác PCĐN trẻ em.

- Chín là, giao nhiệm vụ cho chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các công việc cần thiết.

- Sau cùng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện, kịp thời có các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn PCĐN cho trẻ em

Công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em tại địa phương trong kỳ nghỉ hè 2023 được triển khai thực hiện các nhiệm vụ nào?

- Tại nhiệm vụ thứ 09, Công điện 398/CĐ-TTg năm 2022 cũng giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ đạo UBND các cấp để thực hiện công tác PCĐN cho trẻ em tại địa phương như sau:

+ Chỉ đạo, tổ chức, phối hợp giữa các đơn vị liên quan để quản lý chặt chẽ trẻ em, đặc biệt là dịp nghỉ hè, các thời gian bão, lũ, thiên tai để bảo đảm an toàn cho trẻ em nhất là đuối nước.

+ Rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm có nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại địa bàn, triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục

+ Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...

+ Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè

+ Chủ động bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện công tác PCĐN trẻ em và vận động xã hội xây dựng, bảo dưỡng cơ sở vật chất,..tổ chức các lớp dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước và phổ cập bơi an toàn cho trẻ em, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đã xảy ra đuối nước trẻ em...

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác PCĐN cho trẻ em của đơn vị các cấp...

+ Báo cáo Bộ LĐTBXH về tình hình, kết quả công tác PCĐN ở địa phương

Đuối nước
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Pháp luật
Trẻ em là từ bao nhiêu tuổi? Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đuối nước
2,180 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đuối nước Trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào