Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã và đang thực hiện như thế nào?

Xin hỏi, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã, đang thực hiện như thế nào? anh Duy Văn - Bình Thuận

Ngày 17/5/2023, Văn phòng chính phủ ban hành Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 kết luận của phó thủ tướng chính phủ trần lưu quang tại hội nghị giao ban công tác quý I năm 2023; tổng kết kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau tết nguyên đán quý mão 2023 của ban chỉ đạo 389 quốc gia.

Buôn lậu là gì? Gian lận thương mại là gì?

- Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

- Gian lận thương mại là gian lận là hành vi sử dụng các mánh khóe, lừa đảo nhằm đạt được những mục đích không chân chính. Trong thương mại, hành vi gian lận thường được diễn ra thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa và nhằm mục đích thu về những khoản lợi không chân chính.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã và đang thực hiện như thế nào?

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã, đang thực hiện như thế nào? (Hình internet)

Tình hình và hạn chế của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại năm 2022-2023 đến này là gì?

Theo đó, Tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 cho biết:

- Những tháng cuối năm 2022 và quý I năm 2023, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có chuyển biến tích cực, góp phần tăng thu ngân sách, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội;

- Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 28 nghìn vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt;

- Một bộ phận cán bộ, công chức, sĩ quan thiếu tinh thần trách nhiệm, cá biệt có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật; cơ chế, chính sách còn bất cập, sơ hở, bị các đối tượng lợi dụng;

- Việc trao đổi thông tin giữa các ngành, lực lượng, đơn vị về công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn hình thức, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đề ra mấy biện pháp khắc phục để thực hiện?

Tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 nêu rõ nhằm kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế và tạo chuyển biến căn bản, hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần tập trung làm tốt những nội dung sau:

- 1 là Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngay trong chính các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh;

+ Đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ;

+ Chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bảo kê, bao che cho đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- 2 là Làm tốt công tác nghiệp vụ, bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng;

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, thuế suất cao…

- 3 là Các lực lượng chức năng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

+ Tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công khai số điện thoại, đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng Nhân dân theo quy chế của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

- 4 là Thực hiện tổng kết Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 năm 2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- 5 là Các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập của các cơ quan chức năng...

- 6 là giao Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia

+ Kiện toàn thành viên BCĐ 389 quốc gia trong tháng 5/2023; rà soát các quy chế hoạt động của BCĐ 389 quốc gia, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung còn bất cập;

+ Đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 năm 2022Kế hoạch 111/KH-BCĐ389 năm 2022

+ Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Trưởng BCĐ 389 quốc gia;

+ Tổng hợp những kiến nghị, đề xuất về khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, báo cáo tháng 5/2023.

Xem chi tiết tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023.

Tội buôn lậu
Gian lận thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm ra sao?
Pháp luật
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?
Pháp luật
Tội buôn lậu được hiểu thế nào theo quy định của pháp luật? Hành vi vận chuyển hàng giả thì phạm tội buôn lậu hay buôn bán hàng giả?
Pháp luật
Người phạm tội buôn lậu sau khi bị bắt thì phát hiện ra hoạt động có tổ chức thì có tăng hình phạt lên hay không?
Pháp luật
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới có bị phạt tù không?
Pháp luật
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Pháp luật
Trong dịp cận Tết Nguyên đán, cá nhân có hành vi buôn lậu pháo nổ thì sẽ có mức phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Pháp luật
Với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được thì dựa vào đâu làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo?
Pháp luật
Căn cứ khám xét người buôn lậu được quy định như thế nào? Thẩm quyền ra lệnh khám xét người buôn lậu được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội buôn lậu
4,496 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội buôn lậu Gian lận thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào