Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao?
Ngày 3/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 về ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Tình hình về ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm hiện nay như thế nào?
Theo Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024, trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả.
Tuy nhiên, số vụ ngộ độc, số người mắc ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều, riêng năm 2023 toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong, có xu hướng gia tăng so với năm 2022.
Gần đây, trên phạm vi cả nước vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30 tháng 4 năm 2024 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, tiếp tục gây lo ngại trong Nhân dân.
Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao? (Hình từ Internet)
Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao?
Cũng tại Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu như sau:
(1) Bộ Y tế chỉ đạo:
- Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...;
- Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định;
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định;
- Nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
- Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
(2) Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định của Luật An toàn thực phẩm và phân công của Chính phủ.
(3) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.
(4) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; có biện pháp phù hợp nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
(5) Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.
(6) Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.
Quy trình điều tra ngộ độc thực phẩm theo Quyết định 39 được tiến hành theo mấy bước?
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định điều tra ngộ độc thực phẩm cần được tiến hành theo 11 bước sau:
Bước 1: Điều tra cá thể bị ngộ độc thực phẩm.
Bước 2: Điều tra những người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y không bị ngộ độc thực phẩm.
Bước 3: Điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn.
Bước 4: Điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị ngộ độc thực phẩm và không bị ngộ độc thực phẩm ở bữa ăn X và bữa ăn Y.
Bước 5: Điều tra bữa ăn nguyên nhân.
Bước 6: Điều tra thức ăn nguyên nhân .
Bước 7: Điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm.
Bước 8: Điều tra tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống.
Bước 9: Điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm.
Bước 10: Điều tra cơ sở.
Bước 11: Điều tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?