Công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ có chung 1 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách?
Công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ có chung 1 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương, cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ có 05 bảng lương mới.
Theo đó, đối với công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ được xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức. Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Bảng lương công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
- Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức viên chức thực hiện.
Công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ có chung 1 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách? (Hình từ internet)
Bảng lương công chức viên chức không giữ chức danh lão đạo được xây dựng theo những yếu tố nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về việc xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới đối với cán bộ công chức, lực lượng vũ trang như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, việc xây dựng bảng lương mới công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo được thực hiện theo 05 yếu tố chính nêu trên.
Trong đó, nổi bật là việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
02 cách tính tiền lương công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo trong năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, dự kiến tiền lương công chức viên chức năm 2024 được tính theo 02 cách sau:
(1) Từ 01/01/2024 - 30/06/2023
Tiền lương công chức viên chức (chưa bao gồm phụ cấp) được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở. Cụ thể, công thức tính như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương |
Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
(2) Từ 01/7/2024
Dự kiến, khi cải cách tiền lương thì mức lương của công chức viên chức sẽ tính theo cơ cấu tiền lương mới.
Cụ thể: Cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, công thức tính tiền lương mới như sau:
Mức lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (Nếu có) |
Ngoài ra:
- Từ 01/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. - Từ năm 2025 trở đi, lương công chức viên chức sẽ được tăng bình quân 7%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp. |
* Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15 (có hiệu lực từ ngày 25/12/2023), từ 01/07/2024 sẽ chính thức thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương đồng thời với việc điều chỉnh lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?