Công chức kiểm toán nhà nước có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Công chức kiểm toán nhà nước có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Chị T ở Đà Nẵng.

Công chức kiểm toán nhà nước có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Hiện nay, công chức kiểm toán nhà nước được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 như sau:

+ Kiểm toán viên cao cấp được hưởng thêm 15% mức lương hiện hưởng;

+ Kiểm toán viên chính được hưởng thêm 20% mức lương hiện hưởng;

+ Kiểm toán viên được hưởng thêm 25% mức lương hiện hưởng.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định về các khoản phụ cấp như sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
...

Như vậy, cơ bản sau thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì công chức kiểm toán nhà nước sẽ không bị bãi bỏ khoản phụ cấp ưu đãi theo nghề. Tuy nhiên, phụ cấp ưu đãi theo nghề sẽ được gộp chung với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm nên phụ cấp ưu đãi theo nghề sẽ chuyển thành phụ cấp mới là phụ cấp theo nghề.

Công chức kiểm toán nhà nước có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Công chức kiểm toán nhà nước có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)

Công chức kiểm toán nhà nước không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 thì những trường hợp sau công chức kiểm toán nhà nước không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề:

- Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị đình chỉ công tác.

Tiêu chuẩn chung của công chức kiểm toán nhà nước hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023:

Tiêu chuẩn chung
1. Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước.
2. Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về phẩm chất công chức theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Như vậy, công chức kiểm toán nhà nước cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;

- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;

- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện trang phục của Kiểm toán nhà nước
Pháp luật
Vị trí và chức năng Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
Pháp luật
Chương trình tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm cho công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
Pháp luật
Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
Pháp luật
Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán Nhà nước ra sao?
Pháp luật
Thông tư 88/2024 về nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025? Xem toàn văn Thông tư 88/2024 ở đâu?
Pháp luật
Quản lý thông tin cuộc họp trên phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
831 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào