Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu có bao nhiêu lao động? Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trải qua thủ tục nào?
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu có bao nhiêu lao động?
Yêu cầu về lao động của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT như sau:
Yêu cầu về năng lực
Năng lực của cơ sở kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
2. Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký chỉ định;
3. Có ít nhất hai (02) kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ ba (03) năm trở lên;
4. Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng, năng lực phân tích/kiểm nghiệm các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của Bộ quản lý ngành;
5. Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với ít nhất một chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.
Như vậy, yêu cầu về lao động đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm là có ít nhất 2 kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ ba (03) năm trở lên.
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu có bao nhiêu lao động? Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trải qua thủ tục nào? (Hình ảnh từ Internet)
Thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT thì thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phụ thuộc vào loại hình cơ sở thử nghiệm, cụ thể:
* Đối với cơ sở thử quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT:
+ Trong thời gian ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ năng lực đáp ứng theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT và các yêu cầu của Bộ quản lý ngành, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký ban hành Quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kèm theo danh mục các chỉ tiêu/phép thử.
+ Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo bằng văn bản về lý do không chỉ định cho cơ sở kiểm nghiệm.
+ Trong trường hợp cần thiết (kết quả thẩm định hồ sơ chưa đủ cơ sở kết luận năng lực phân tích của cơ sở đáp ứng theo quy định tại Điều 5), cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ thành lập đoàn đánh giá để tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm.
* Đối với cơ sở kiểm nghiệm không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT:
+ Trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký ban hành quyết định thành lập đoàn đánh giá cơ sở kiểm nghiệm.
+ Đoàn đánh giá cơ sở kiểm nghiệm bao gồm các thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đánh giá, chỉ định.
+ Quyết định thành lập đoàn đánh giá phải nêu rõ phạm vi, nội dung đánh giá, danh sách và phân công trách nhiệm của từng thành viên tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm. Trong thời gian năm (05) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc đánh giá tại cơ sở 3 đoàn đánh giá phải gửi kết luận về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ khi nhận được kết luận của đoàn đánh giá, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và chỉ định đơn vị kiểm nghiệm nếu đạt yêu cầu. Nếu không đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo bằng văn bản về lý do không chỉ định cho cơ sở kiểm nghiệm.
+ Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể thành lập hội đồng tư vấn trước khi ký ban hành Quyết định chỉ định.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm?
Về việc tiếp nhận hồ sơ chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc chung
Liên Bộ giao: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế; Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về kiểm nghiệm thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) thực hiện việc tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định, kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm tương ứng với phạm vi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân công.
Như vậy, tùy thuộc vào lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm tương ứng với phạm vi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân công theo quy định pháp luật về an toàn thực phẩm mà các cơ quan sau sẽ tiếp nhận hồ sơ chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm:
+ Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
+ Vụ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương.
+ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tiếp nhận hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?