Cơ quan Nhà nước thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 như thế nào?

Cho tôi hỏi: Cơ quan Nhà nước thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 như thế nào? Câu hỏi của bạn Tấn Thành đến từ Hà Giang.

Việc hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2022 - 2030 được thực hiện theo quy định nào?

Hiện nay, việc hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2022 - 2030 được thực hiện theo Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” do Chính phủ phê duyệt ngày 26/12/2022 theo Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022.

Theo đó, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng, phạm vi;

- Mục tiêu;

- Nhiệm vụ, giải pháp;

- Kinh phí thực hiện;

- Tổ chức thực hiện.

Các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tổ chức thực hiện Chương trình dựa trên 05 nội dung trên.

Cơ quan Nhà nước thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 như thế nào?Cơ quan Nhà nước thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2022 - 2030 thuộc về những cơ quan nào?

Theo Mục V Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” bao gồm các cơ quan sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ủy ban Dân tộc;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Nội vụ;

- Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Khuyến học Việt Nam và các tổ chức xã hội.

Như vậy, các cơ quan, tổ chức nêu trên có trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2022 - 2030.

Việc tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” của các cơ quan Nhà nước được triển khai thực hiện ra sao?

Theo Mục V Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, việc tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” của các cơ quan Nhà nước như sau:

(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Chương trình;

- Tổ chức biên soạn tài liệu nguồn phù hợp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục;

- Xây dựng Kế hoạch, chương trình triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; xây dựng phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(2) Ủy ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình;

- Phối hợp tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ;

- Phối hợp kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình.

(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình;

- Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn;

- Chủ trì, phối hợp chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đối với giáo viên và trẻ em mầm non vùng khó khăn.

(4) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình.

(5) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và hằng năm thực hiện các nhiệm vụ, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện Chương trình;

- Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm.

(6) Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình.

(7) Bộ Nội vụ

- Phối hợp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, hợp đồng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.

(8) Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ trì công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

(9) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

(10) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của Chương trình tại địa phương;

- Ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác;

- Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác;

- Triển khai chương trình xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung số phòng học còn thiếu;

- Quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế;

- Chỉ đạo, tổ chức, chủ động tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, bổ sung biên chế giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, nhân viên cho vùng khó khăn thuộc địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Chương trình;

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn.

(11) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Khuyến học Việt Nam và các tổ chức xã hội:

- Tham gia tổ chức triển khai Chương trình;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

Như vậy, các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” theo các nội dung trên.

Giáo dục mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh là người dân tộc thiểu số thường trú Khu vực 1 nhưng học trường Khu vực 2 có thuộc đối tượng UT1 trong Quy chế tuyển sinh đại học ngành Giáo dục Mầm non không?
Pháp luật
Thí sinh trúng tuyển đại học ngành giáo dục mầm non bị bệnh nặng không thể nhập học đúng hạn thì sẽ được bảo lưu kết quả trúng tuyển đó?
Pháp luật
Giáo dục mầm non có phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em hay không? Trường dùng dịch vụ xe đưa đón trẻ em có được sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước không?
Pháp luật
Dịch vụ giáo dục mầm non ngoài giờ là gì? Cơ sở giáo dục mầm non công lập được thực hiện dịch vụ giáo dịch mầm non ngoài giờ không?
Pháp luật
Tuyển sinh cao đẳng, đại học ngành Giáo dục mầm non: Dự kiến hình thức xác nhận nhập học cho thí sinh trúng tuyển như thế nào?
Pháp luật
Tuyển sinh cao đẳng, đại học ngành Giáo dục mầm non: Những trường hợp nào sẽ bị xử lý vi phạm quy chế thi?
Pháp luật
Tuyển sinh cao đẳng, đại học ngành Giáo dục mầm non: Dự kiến cơ sở đào tạo thi tuyển sinh phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tuyển sinh dự bị đại học ngành Giáo dục mầm non với những đối tượng nào?
Pháp luật
Điểm xét học bạ để xét tuyển đại học vào ngành Giáo dục Mầm non được tính như thế nào? Việc xét tuyển phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Chỉ đạo thực hiện dự án phát triển giáo dục mầm non có phải thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục mầm non
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,277 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục mầm non
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào