Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam? Người lao động tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua hình thức nào?
- Người quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là ai? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
- Người lao động tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua hình thức nào?
- Người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề gì của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
Người quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là ai? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
Căn cứ tại điểm m khoản 1 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Người quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là người giữ chức danh, chức vụ gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Thành viên Hội đồng thành viên.
- Kiểm soát viên.
- Tổng giám đốc.
- Phó Tổng giám đốc.
- Kế toán trưởng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên cơ quan nhà nước sau có thẩm quyền quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam:
- Chính phủ.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người lao động tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 64 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức tham gia quản lý của người lao động
Người lao động tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu người lao động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
2. Đối thoại tại nơi làm việc.
3. Tổ chức Công đoàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
4. Ban Thanh tra nhân dân.
5. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên người lao động tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua hình thức sau đây:
- Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu người lao động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Đối thoại tại nơi làm việc.
- Tổ chức Công đoàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Ban Thanh tra nhân dân.
- Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam? Người lao động tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề gì của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 65 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung tham gia quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam của người lao động
Người lao động có thể tham gia góp ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau đây:
1. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
2. Các nội quy, quy chế của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
3. Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
4. Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
5. Thông qua Hội nghị người lao động và tổ chức công đoàn, người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề sau đây:
a) Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Tổng giám đốc;
b) Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước;
c) Đánh giá kết quả hoạt động và chương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
d) Bầu Ban Thanh tra nhân dân.
Như vậy theo quy định trên người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề sau thông qua Hội nghị người lao động và tổ chức công đoàn:
- Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Tổng giám đốc.
- Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước.
- Đánh giá kết quả hoạt động và chương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
- Bầu Ban Thanh tra nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?