Có những loại dịch vụ phát thanh truyền hình nào hiện nay? Sửa đổi định nghĩa về dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet?
Có những loại dịch vụ phát thanh truyền hình nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình, bao gồm:
a) Dịch vụ truyền hình mặt đất: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
b) Dịch vụ truyền hình cáp: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình cáp áp dụng các công nghệ khác nhau để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ, gồm: Dịch vụ truyền hình cáp tương tự; dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV);
c) Dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình qua vệ tinh để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
d) Dịch vụ truyền hình di động: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình di động mặt đất, truyền hình di động qua vệ tinh, truyền hình qua mạng viễn thông di động mặt đất để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
đ) Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc các địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý để truyền tải các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ.
Theo quy định hiện nay thì sẽ có 5 loại dịch vụ phát thanh truyển hình gồm: dịch vụ truyền hình mặt đất; dịch vụ truyền hình cáp; dịch vụ truyền hình qua vệ tinh; dịch vụ truyền hình di động; dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
2. Điểm đ khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý, gồm cả ứng dụng Internet.
Theo đó, tại Nghị định 71/2022/NĐ-CP đã sửa đổi định nghĩa về dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet như trên.
Có những loại dịch vụ phát thanh truyền hình nào? Sửa đổi định nghĩa về dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet?
Hình thức cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
2. Các dịch vụ phát thanh, truyền hình quy định tại Khoản 1 Điều này được cung cấp đến người sử dụng theo hai phương thức quảng bá và trả tiền, như sau:
a) Dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá là dịch vụ do doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cung cấp cho người sử dụng dịch vụ tự do mà không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện thu tín hiệu;
b) Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là dịch vụ do doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp cho người sử dụng dịch vụ có áp dụng biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát và ràng buộc điều kiện thu tín hiệu.
Theo đó, việc cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình được thực hiện theo hai hình thức là quảng bá và trả tiền theo quy định trên.
Việc quản lý nhà nước về dịch vụ phát thanh, truyền hình được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà nước về dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật đối với hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình;
c) Quản lý nhà nước chuyên ngành về giá dịch vụ phát thanh, truyền hình;
d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình;
đ) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình;
e) Cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định của Luật Báo chí và Nghị định này;
g) Hướng dẫn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình;
h) Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình theo thẩm quyền.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Như vậy Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có trách nhiệm quản lý dịch vụ phát thanh truyền thông theo quy định trên. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền thông.
Nghị định 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?