Có những hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí nào? Quy định về từng hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng?

Tôi muốn hỏi các hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí? Quy định về từng hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng? - câu hỏi của anh Khôi (Bình Phước).

Các hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí là gì?

Căn cứ tại Điều 15 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Hình thức lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở được
thực hiện thông qua một trong các hình thức sau đây:
1. Đấu thầu rộng rãi;
2. Đấu thầu hạn chế;
3. Chào thầu cạnh tranh;
4. Chỉ định thầu.

Theo đó, có các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:

- Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu hạn chế

- Chào thầu cạnh tranh

- Chỉ định thầu.

Việc lựa chọn nhà thầu ký hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở được thực hiện thông qua một trong những hình thức trên.

Có những hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí nào? Quy định về từng hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng?

Có những hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí nào? Quy định về từng hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng?

Hình thức đấu thầu hạn chế khi lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Đấu thầu hạn chế
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp có yêu cầu đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được.
2. Quy trình đấu thầu hạn chế bao gồm các bước như quy trình đấu thầu rộng rãi quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Đấu thầu rộng rãi
...
2. Quy trình đấu thầu rộng rãi bao gồm các bước sau đây:
a) Thông báo mời thầu;
b) Đăng ký dự thầu;
c) Phát hành hổ sơ mời thầu;
d) Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều
kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
e) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
g) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Theo đó, hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp có yêu cầu đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được.

Quy trình đấu thầu hạn chế gồm các bước:

- Thông báo mời thầu;

- Đăng ký dự thầu;

- Phát hành hổ sơ mời thầu;

- Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;

- Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;

- Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Trường hợp nào áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí?

Căn cứ tại Điều 20 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Chào thầu cạnh tranh
1. Việc lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chào thầu cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp lô dầu khí không nằm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hiện có và được đề xuất bởi ít nhất 02 tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Luật này để ký kết hợp
2. Quy trình chào thầu cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Thông báo chào thầu cạnh tranh;
b) Đăng ký tham dự chào thầu cạnh tranh;
c) Phát hành hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh;
d) Nhận hồ sơ và đánh giá hồ sơ chào thầu cạnh tranh;
đ) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
e) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
g) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Theo đó, việc lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chào thầu cạnh tranh áp dụng trong trường hợp lô dầu khí không nằm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hiện có và được đề xuất bởi ít nhất 02 tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp

Quy trình chào thầu cạnh tranh gồm các bước:

- Thông báo chào thầu cạnh tranh;

- Đăng ký tham dự chào thầu cạnh tranh;

- Phát hành hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh;

- Nhận hồ sơ và đánh giá hồ sơ chào thầu cạnh tranh;

- Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;

- Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;

- Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Trường hợp nào áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Chỉ định thầu
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chỉ định thầu được áp dụng đối với lô dầu khí trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh;
b) Chỉ có 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Luật này đề xuất ký kết hợp đồng dầu khí sau khi đã được thông tin rộng rãi trong vòng 30 ngày nhưng không có nhà thầu khác quan tâm;
c) Nhà thầu đang thực hiện hợp đồng dầu khí đề xuất đầu tư bổ sung trong cùng diện tích hợp đồng với điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho hợp đồng dầu khí mới sau khi hợp đồng dầu khí đã ký kết hết thời hạn.
2. Quy trình chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
a) Phát hành hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu;
b) Nhận hồ sơ đề xuất và đánh giá hồ sơ đề xuất;
c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
d) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
đ) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Theo đó, hình thức chỉ định thầu áp dụng cho trường hợp:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh;

- Chỉ có 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu đề xuất ký kết hợp đồng dầu khí sau khi đã được thông tin rộng rãi trong vòng 30 ngày nhưng không có nhà thầu khác quan tâm;

- Nhà thầu đang thực hiện hợp đồng dầu khí đề xuất đầu tư bổ sung trong cùng diện tích hợp đồng với điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho hợp đồng dầu khí mới sau khi hợp đồng dầu khí đã ký kết hết thời hạn.

Quy trình chỉ định đấu thầu gồm các bước:

- Phát hành hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu;

- Nhận hồ sơ đề xuất và đánh giá hồ sơ đề xuất;

- Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;

- Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;

- Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Trường hợp áp dụng hình thức đầu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Đấu thầu rộng rãi
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh đối với lô dầu khí không thuộc trường hợp quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này.
2. Quy trình đấu thầu rộng rãi bao gồm các bước sau đây:
a) Thông báo mời thầu;
b) Đăng ký dự thầu;
c) Phát hành hổ sơ mời thầu;
d) Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
e) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
g) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Theo đó, việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh đối với lô dầu khí không thuộc trường hợp phải áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, chào thầu cạnh tranh, chỉ định thầu

Quy trình đấu thầu rộng rãi gồm các bước:

- Thông báo mời thầu;

- Đăng ký dự thầu;

- Phát hành hổ sơ mời thầu;

- Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;

- Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;

- Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.

Luật Dầu khí 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

Hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có những hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí nào? Quy định về từng hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
971 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào