Có được công khai và thông báo giá cước dịch vụ bưu chính hay không theo quy định pháp luật hiện hành?
Dịch vụ bưu chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 3 Luật Bưu chính 2010, theo đó có thể hiểu:
- Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.
- Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
- Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
- Dịch vụ bưu chính công ích là dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác.
- Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ bưu chính được cung ứng thường xuyên đến người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Nguyên tắc hoạt động bưu chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bưu chính 2010 về nguyên tắc hoạt động bưu chính, theo đó:
“Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bưu chính
1. Bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời, chính xác, tiện lợi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
2. Bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật.
3. Kinh doanh dịch vụ bưu chính theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
4. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thường xuyên, ổn định cho xã hội.
5. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính.”
Như vậy, hoạt động bưu chính phải tuần thủ theo 05 quy tắc như đã phân tích ở trên.
Có được công khai và thông báo giá cước dịch vụ bưu chính hay không theo quy định pháp luật hiện hành?
Công khai giá cước dịch vụ bưu chính.
Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP về bổ sung Điều 15c vào sau Điều 15 Nghị định 47/2011/NĐ-CĐ như sau:
“Điều 15c. Công khai giá cước dịch vụ bưu chính
1. Đối tượng thực hiện:
a) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đại lý cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền quyết định, điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính.
2. Nội dung công khai:
a) Giá cước dịch vụ bưu chính bằng đồng Việt Nam, đã gồm các loại thuế, phụ phí của dịch vụ;
b) Thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Thời điểm công khai: Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ.
4. Hình thức công khai: Dưới một hoặc một số hình thức như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân.
5. Giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.”
Thông báo giá cước dịch vụ bưu chính.
Theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP về bổ sung Điều 15d vào sau Điều 15 Nghị định 47/2011/NĐ-CĐ như sau:
“Điều 15d. Thông báo giá cước dịch vụ bưu chính
1. Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 15c Nghị định này.
2. Nội dung thông báo:
a) Những thay đổi về giá cước các dịch vụ bưu chính đang áp dụng cho các nhóm đối tượng khách hàng;
b) Giá cước dịch vụ mới phát sinh áp dụng cho các nhóm đối tượng khách hàng.
3. Cơ quan tiếp nhận thông báo:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, đối với doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15c Nghị định này;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính tại địa phương, đối với tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15c Nghị định này.
4. Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc qua hệ thống thông tin trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
a) Có quyền sử dụng thông tin giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu;
b) Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nội dung thông báo giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định pháp luật.
6. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Có quyền cung ứng dịch vụ bưu chính theo giá cước đã thông báo;
b) Có trách nhiệm thông báo giá cước trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày giá cước có hiệu lực đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định tại khoản 3 Điều này; thực hiện đúng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của giá cước đã công khai, thông báo;
c) Chấp hành việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.”
Như vậy, theo các quy định trên thì có thể thấy được rằng Nghị định 25/2022/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về công khai và thông báo giá cước dịch vụ bưu chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?