Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên như thế nào? Việc sử dụng con dấu được quy định như thế nào?
Quyết định 827/QĐ-TTg năm 2023 về thành lập Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/7/2023.
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 827/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng
1. Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng và tương đương của các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng
...
Như vậy, Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
- Các Ủy viên.
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên như thế nào? Việc sử dụng con dấu được quy định như thế nào? (Hình internet)
Việc sử dụng con dấu của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 827/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Sử dụng con dấu
1. Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
2. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
Theo đó, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tại Điều 4 Quyết định 827/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng
1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điều phối các hoạt động lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong Vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách liên kết vùng, tiểu vùng được thực hiện đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.
4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng chiến lược, cấp bách, quan trọng của vùng.
5. Điều phối các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng.
7. Phối hợp với các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.
8. Thực hiện các nhiệm vụ điều phối các hoạt động liên kết ở quy mô cấp vùng, tiểu vùng, đặc thù riêng của Vùng (từ hai địa phương trở lên) theo quy định của pháp luật do Thủ tướng Chính phủ giao.
9. Điều phối các bộ, ngành Trung ương trong việc phối hợp sử dụng lao động, hỗ trợ giới thiệu việc làm, hợp tác bố trí nguồn lao động và xử lý các vấn đề tranh chấp về lao động (nếu có).
10. Thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển Hiệp hội doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội liên minh, liên minh hợp tác xã của toàn vùng.
11. Quyết định sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực khác được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng vùng.
12. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên có 12 nhiệm vụ, quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?