Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất từ ngày 01/8/2024 như thế nào? Mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất ra sao?
Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất từ ngày 01/8/2024 như thế nào? Mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất ra sao?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất như sau:
(1) Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm có:
- Hội đồng quản lý.
- Ban kiểm soát.
- Cơ quan điều hành nghiệp vụ.
(2) Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định 104/2024/NĐ-CP.
(3) Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập thì thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định 104/2024/NĐ-CP.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương quản lý Quỹ phát triển đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 104/2024/NĐ-CP.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất từ ngày 01/8/2024 như thế nào? Mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất ra sao? (Hình ảnh Internet)
Cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất như sau:
- Cơ cấu, tổ chức Ban kiểm soát:
+ Ban kiểm soát giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản lý kiểm soát hoạt động của Quỹ phát triển đất.
+ Ban kiểm soát có tối đa 03 thành viên, gồm: Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
+ Thành viên của Ban kiểm soát không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của các thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Lưu ý: Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất và pháp luật có liên quan.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất, các quy chế, quy trình của Quỹ.
+ Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, trung thực của Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ trong việc quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ.
+ Thẩm định báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật.
+ Lập kế hoạch hoạt động, trình Hội đồng quản lý phê duyệt; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, giám sát.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ phát triển đất có cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về cơ cấu, tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ phát triển đất như sau:
(1) Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều hành nghiệp vụ:
- Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ phát triển đất gồm: Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc; Kế toán trưởng và không quá 03 phòng (thực hiện chức năng hành chính và nghiệp vụ Quỹ). Các phòng của Cơ quan điều hành nghiệp vụ do Hội đồng quản lý trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Giám đốc Quỹ là người đại diện theo pháp luật của Quỹ phát triển đất, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ phát triển đất. Phó Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ giúp Giám đốc Quỹ điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất theo phân công và ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
- Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ phát triển đất hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- Biên chế trong trường hợp Cơ quan điều hành nghiệp vụ hoạt động chuyên trách là viên chức.
Lưu ý: Việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh khác của Cơ quan điều hành nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất và pháp luật có liên quan.
(2) Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều hành nghiệp vụ:
- Tổ chức điều hành hoạt động của Quỹ theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
- Trình Hội đồng quản lý ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy chế khác quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
- Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch ứng vốn của Quỹ để trình Hội đồng quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
- Trực tiếp quản lý nguồn vốn hoạt động, tài sản của Quỹ.
- Thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?