Cơ cấu tổ chức của Hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam được quy định như thế nào?
- Khi nào thì tổ chức Đại hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam? Nhiệm vụ của Đại hội được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Điều lệ Hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức của Hội Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Việt Nam như sau:
- Đại hội;
- Ban Chấp hành;
- Ban Thường vụ;
- Ban Kiểm tra;
- Văn phòng và các ban chuyên môn của Hội;
- Tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Chi hội hoặc phân hội là tổ chức không có tư cách pháp nhân thuộc Hội
Cơ cấu tổ chức của Hội Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Việt Nam được quy định như thế nào?
Khi nào thì tổ chức Đại hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam? Nhiệm vụ của Đại hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Hội Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2023 quy định như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị bằng văn bản.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
d) Quyết định các nội dung khác vượt quá thẩm quyền của Ban Chấp hành theo quy định của Hội và những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội;
đ) Thông qua số lượng và bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
e) Các nội dung khác (nếu có);
g) Thông qua nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết thông qua.
Theo đó, Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần.
Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị bằng văn bản.
Đồng thời, nhiệm vụ của Đại hội được quy định như sau:
- Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
- Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
- Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
- Quyết định các nội dung khác vượt quá thẩm quyền của Ban Chấp hành theo quy định của Hội và những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội;
- Thông qua số lượng và bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
- Các nội dung khác (nếu có);
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Hội Giải phẫu bệnh Tế bào bệnh học Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Điều lệ Hội Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2023 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Hội Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Việt Nam như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
- Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
- Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
- Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung hoặc thay thế ủy viên Ban Chấp hành. Trong quá trình hoạt động, Ban Chấp hành có thể xem xét bầu bổ sung thêm số lượng ủy viên Ban Chấp hành nhưng không được quá 1/5 (một phần năm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định. Tổng số ủy viên Ban Chấp hành (kể cả ủy viên Ban Chấp hành được bầu bổ sung) không được vượt quá số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội biểu quyết thông qua;
- Trong quá trình hoạt động, khi có sự thay thế Trưởng, Phó ban hoặc bổ sung ủy viên Ban Kiểm tra thì Ban Chấp hành xem xét bầu bổ sung hoặc thay thế nhưng không vượt quá số lượng Ban Kiểm tra đã được Đại hội biểu quyết thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?