Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính là bao nhiêu?
- Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:
Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm:
a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có).
b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm:
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có).
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
Số lượng thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:
Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
...
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Như vậy, Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý,
- Thư ký Hội đồng quản lý
- Các thành viên Hội đồng quản lý.
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Ngoài ra, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Theo đó, Hội đồng quản lý thực hiện những nhiệm vụ sau:
Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
- Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
- Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Thông tư 11/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 31/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 2025 người điều khiển xe ô tô vận chuyển thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất theo Nghị định 158? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh ra sao?
- Biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê là gì? Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê mới nhất hiện nay?
- Giao xe ô tô quá hạn đăng kiểm cho người khác chạy, chủ xe bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Năm 2025 chúc gì? Lời chúc Tết phổ biến nhất là gì? Năm Ất Tỵ chúc gì? Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?