Có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào hiện nay? Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ là gì?
Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định hiện nay có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Môi giới chuyển giao công nghệ:
- Tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Thẩm định giá công nghệ.
- Giám định công nghệ.
- Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Như vậy hiện nay, pháp luật quy định 6 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nêu trên. Cụ thể hơn về định nghĩa các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ này, từ khoản 17 đến khoản 22 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có các quy định sau đây:
- Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, hiệu quả kinh tế, tác động của công nghệ đến môi trường, kinh tế - xã hội.
- Thẩm định giá công nghệ là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá công nghệ xác định giá trị bằng tiền của công nghệ phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
- Giám định công nghệ là hoạt động xác định các chỉ tiêu của công nghệ đạt được trong quá trình ứng dụng so với các chỉ tiêu đã được các bên thỏa thuận.
- Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ tìm kiếm đối tác để thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ lựa chọn, ứng dụng công nghệ; khai thác thông tin công nghệ, thông tin sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đàm phán, ký kết và thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, điểm kết nối cung cầu công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
Có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào hiện nay? Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ là gì? (Hình từ Internet)
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
+ Hưởng thu nhập từ kinh doanh dịch vụ và lợi ích khác từ việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
+ Sử dụng cộng tác viên, chuyên gia phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
+ Hưởng quyền sử dụng cơ sở dữ liệu về công nghệ theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra;
+ Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
+ Tham gia hội nghề nghiệp trong nước, quốc tế theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ có các quyền theo quy định trên và được hưởng lợi nhuận từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ như sau:Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết;
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
- Bảo quản, giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu, phương tiện được giao sau khi hoàn thành dịch vụ theo thỏa thuận;
- Thông báo kịp thời cho bên sử dụng dịch vụ về thông tin, tài liệu không đủ để hoàn thành dịch vụ;
- Giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tổ chức đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ, ngoài nghĩa vụ quy định trên còn có nghĩa vụ sau đây:
- Đăng ký đáp ứng điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ theo quy định của pháp luật;
- Hằng năm, gửi báo cáo kết quả hoạt động đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ tới cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?