Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà không? Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?

Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà không? Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Khánh (Khánh Hòa)

Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khẳng định như sau:

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Như vậy, quy định trên cho thấy việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà là không bắt buộc.

Chủ sở hữu nhà ở không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu và sẽ không bị phạt vi phạm.

Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà không? Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?

Có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà không? Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?

Đăng ký quyền sở hữu nhà ở, nên hay không nên?

Như đã đề cập ở phần trên, việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở không phải quy định bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, người dân vẫn nên đăng ký quyền sở hữu nhà ở với những lý do sau đây:

Thứ nhất, bổ sung thông tin về nhà ở vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013.

- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm. Trong đó, thông tin về nhà ở ghi nhận tại Trang 2.

Thứ hai, dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giao dịch, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp

Cụ thể tại khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
...

Theo đó, chủ sở hữu nhà ở muốn bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sở hữu nhà ở.

Hay có thể hiểu rằng khi thông tin nhà ở được cập nhật vào Sổ đỏ thì chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu đầy đủ đối với nhà ở, tài sản gắn liền với đất một cách hợp pháp.

Thứ ba, chứng minh nhà ở hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại về nhà ở để được bồi thường.

Khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất
Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
...

Theo đó, lý do thứ ba để người dân nên đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà đó là dễ dang chứng minh được nhà ở đó là tài sản hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt thiệt về nhà ở.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?

Về hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở như sau:

- Đơn đăng ký cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

- Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng)

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);

- Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất.

Đơn đăng ký cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau:

Tải đơn đăng ký cấp quyền sở hữu nhà ở tại đây: tải

Về thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở:

Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.

- Hoặc nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chuyển cho Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

- Nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý

Hồ sơ đầy đủ sẽ được tiếp nhận và xử lý.

Bước 3: Trả kết quả

Thời gian trả kết quả không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Quyền sở hữu nhà ở Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sở hữu nhà ở:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi có quyền thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là khi nào?
Pháp luật
Quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức, cá nhân theo Luật Nhà ở mới được quy định thế nào? Nhà nước có bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu?
Pháp luật
Không cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở nào? Tổ chức nào có thể là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở?
Pháp luật
Quyền sở hữu nhà ở là gì? Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở khi trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở?
Pháp luật
Nhà ở phía trong (bị bao bọc) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường thì cần làm gì để có lối đi riêng?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức nào? Giấy tờ chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Pháp luật
Người gốc Việt Nam ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Nếu có thì được thế chấp nhà không?
Pháp luật
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là ai? Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà đất không?
Pháp luật
Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân được quy định từ 01/8/2024 ra sao?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển quyền sở hữu nhà ở chung cư để góp vốn kinh doanh thì có phải chịu lệ phí trước bạ hay không?
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo những hình thức nào theo Luật Nhà ở 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu nhà ở
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
14,689 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sở hữu nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào