Có bắt buộc mặc áo phao khi đi phà, đi đò qua sông không? Trách nhiệm của chủ tàu, phà trong việc trang bị áo phao khi kinh doanh vận tải hành khách sang sông là gì?

Có bắt buộc mặc áo phao khi đi phà, đi đò qua sông không? Trách nhiệm của chủ tàu, phà trong việc trang bị áo phao khi kinh doanh vận tải hành khách sang sông là gì? - Câu hỏi của anh Tiến tại Vĩnh Long.

Có bắt buộc mặc áo phao khi đi phà, đi đò qua sông không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định về việc sử dụng áo phao trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông như sau:

Sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông
Mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

Đồng thời, căn cứ Điều 8 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định:

Trách nhiệm của hành khách
1. Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện trong việc thực hiện quy định về mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông trong suốt hành trình của phương tiện.
2. Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

Mọi hành khách trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

Có bắt buộc mặc áo phao khi đi phà, đi đò qua sông không? Trách nhiệm của chủ tàu, phà trong việc trang bị áo phao khi kinh doanh vận tải hành khách sang sông là gì?

Có bắt buộc mặc áo phao khi đi phà, đi đò qua sông không? Trách nhiệm của chủ tàu, phà trong việc trang bị áo phao khi kinh doanh vận tải hành khách sang sông là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của chủ tàu, phà trong việc trang bị áo phao khi kinh doanh vận tải hành khách sang sông là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có những trách nhiệm sau về trang bị áp phao và dụng cụ nổi:

- Chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông có trách nhiệm trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện phải bảo đảm đầy đủ về số lượng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

- Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải khách ngang sông có trách nhiệm:

+ Trước khi cho phương tiện rời bến phải phát cho mỗi hành khách đi trên phương tiện một (01) áo phao hoặc một (01) dụng cụ nổi cá nhân để sử dụng;

+ Hướng dẫn và yêu cầu hành khách trên phương tiện mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách trong suốt hành trình của phương tiện.

- Từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.

- Chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình vận tải hành khách ngang sông khi hành khách không mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách.

Như vậy, người kinh doanh vận tải hành khách ngang sông phải đảm bảo các quy định về áo phao và dụng cụ nổi cá nhân như trên.

Hành khách không mặc áo phao khi đi phà, đò bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 34 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành khách không mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy nội địa như sau:

Vi phạm quy định về an toàn giao thông của người, hành khách trên phương tiện
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân khi tham gia giao thông trên phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện chở khách ngang sông.

Như vậy, việc xử phạt sẽ được áp dụng nếu hành khách không mặc áo phao và đi trên phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện chở khách ngang sông.

Mà việc đi phà hay đi đò thường được xác định là phương tiện chở khách ngang sông. Do đó, hành khách không mặc áo phao khi đi phà, đò bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông không trang bị áo phao bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT đã nêu bên trên, chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông có trách nhiệm trang bị áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh theo quy định.

Trường hợp không trang bị theo đúng quy định, chủ thể này sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.

Như vậy, khi không trang bị số áo phao hay dụng cụ cứu sinh như quy định, thì chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/ mỗi áo phao, dụng cụ bị thiếu.

Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức là 02 lần mức phạt bên trên.

Vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa theo quy định?
Pháp luật
Cá nhân lái xe khách thực hiện các điểm đón trả khách trái phép ngoài các bến xe chính thức sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước không?
Pháp luật
Xe khách giường nằm vận tải hành khách có bắt buộc phải dán phù hiệu xe tuyến cố định trên xe không?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Pháp luật
Giá vé xe khách trong các dịp lễ 10/3 hay 30/4 và 1/5 có được tăng hay không? Có các loại Giá dịch vụ tại bến xe khách nào khác hay không?
Pháp luật
Xe đưa đón học sinh phải cung cấp hành trình, màu sơn và thực hiện báo cáo theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tết Dương lịch, nhà xe có được tăng giá vé hay không? Nhà xe có bắt buộc niêm yết giá vé trong dịp Tết Dương lịch?
Pháp luật
Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách bị thương trong lúc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải hành khách
4,198 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận tải hành khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận tải hành khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào