Có bao nhiêu loại tài khoản định danh cá nhân? Tài khoản định danh cá nhân được kích hoạt như thế nào?
Hiện nay có bao nhiêu loại tài khoản định danh cá nhân?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg, quy định về mức độ của tài khoản định danh điện tử như sau:
Mức độ của tài khoản định danh điện tử
1. Mức độ của tài khoản định danh điện tử gồm:
a) Mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay;
b) Mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
2. Việc lựa chọn sử dụng mức độ của tài khoản định danh điện tử do bên sử dụng dịch vụ quyết định.
Căn cứ theo quy định nên trên thì hiện nay có 2 loại tài khoản định danh cá nhân là:
- Tài khoản định danh cá nhân mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay.
- Tài khoản định danh cá nhân mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Có bao nhiêu loại tài khoản định danh cá nhân? Tài khoản định danh cá nhân được kích hoạt như thế nào?
Tài khoản định danh cá nhân mức độ 1 được kích hoạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh cá nhân mức độ 1 được kích hoạt như sau:
- Đối với công dân Việt Nam kích hoạt tài khoản định danh cá nhân mức độ 1:
+ Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin công dân kê khai tại điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 6 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 1 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký.
+ Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử;
- Đối với người nước ngoài kích hoạt tài khoản định danh cá nhân mức độ 1:
+ Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin người nước ngoài kê khai tại điểm a, b, c, d và đ khoản 4 Điều 6 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 1 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký.
+ Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ định danh điện tử là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg, quy định về quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ điện tử định danh như sau:
- Đối với cá nhân đăng ký định danh điện tử, có tài khoản định danh điện tử:
+ Tuân thủ quy định về đăng ký định danh điện tử và xác thực điện tử; sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các giao dịch điện tử khác;
+ Cung cấp và chịu trách nhiệm về các giấy tờ, thông tin đã cung cấp cho cơ quan chức năng để tạo tài khoản định danh điện tử;
+ Quản lý, bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử, không được cho người khác sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình, bảo đảm sử dụng tài khoản định danh điện tử an toàn;
+ Chịu trách nhiệm về các giao dịch đã thực hiện và quy định của các bên có liên quan đối với các giao dịch điện tử;
+ Được thông báo về tình trạng hoạt động của tài khoản định danh điện tử.
- Đối với tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài khoản định danh điện tử hoặc xác thực điện tử:
+ Bảo đảm hạ tầng công nghệ, an toàn, bảo mật để kết nối sử dụng dịch vụ xác thực điện tử;
+ Lựa chọn mức độ của tài khoản định danh điện tử đối với từng dịch vụ cung cấp trên môi trường điện tử;
+ Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?