Theo dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính thì chuyển đổi giới tính có gì khác so với xác định lại giới tính không?
Chuyển đổi giới tính là gì?
Chuyển đổi giới tính là cụm từ khái niệm dùng để ám chỉ những người có mong muốn có sự can thiệp của y học để được chuyển đổi giới tính của mình.
Khái niệm can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là việc một người sử dụng nội tiết tố sinh dục và/hoặc phẫu thuật ngực và/hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục với mong muốn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ cơ thể đang có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ."
Theo đó khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về người đề nghị chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, tự thấy mình có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính.
2. Người chuyển đổi giới tính là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này."
Tại Việt Nam hiện nay, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:
"Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."
Như vậy, trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cá nhân đã chuyển đổi giới tính đã có quyền và nghĩa vụ đăng thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật, đồng thời, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.
Chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính
Xác định lại giới tính là gì?
Xác định lại giới tính là những người đang gặp những vấn đề là khuyết tật về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Họ cần xác định lại giới tính của mình để quay lại và sống đúng với giới tính sinh học của bản thân.
Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định lại giới tính như sau:
"Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."
Nguyên tắc để xác định lại giới tính
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về nguyên tắc để xác định lại giới tính cụ thể như sau:
- Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
- Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
- Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
Sự khác nhau giữa chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính
Về đối tượng áp dụng
Về bản chất của chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính là khác nhau. Nếu xác định giới tính là công việc nhằm trả lại giới tính chính xác cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính, giới tính chưa được định hình chính xác hoặc gen biệt hóa tinh hoàn thì chuyển đổi giới tính lại là hình thức giúp thỏa mãn nhu cầu muốn được trở thành một giới tính khác của người mong muốn được chuyển giới. Như vậy, sự khác nhau đầu tiên xuất hiện ở đây là về đối tượng áp dụng. Chuyển đổi giới tính áp dụng với những người đã hoàn thiện giới tính 100%, không bị khiếm khuyết gì về giới tính, giới tính chưa được định hình chính xác hoặc gen biệt hóa tinh hoàn. Đối tượng áp dụng của xác định lại giới tính cụ thể là những người có khiếm khuyết về giới tính, giới tính chưa được định hình chính xác hoặc gen biệt hóa tinh hoàn..
Về mục đích
Mục đích của người chuyển đổi giới tính là muốn sống đúng với nhu cầu về giới tính của mình. Chẳng hạn giới tính hoàn thiện của họ là nam, tuy nhiên, bản thân họ lại luôn coi giới tính của mình là nữ nên bản thân họ luôn mong muốn được sống đúng với giới tính mà họ nghĩ. Vậy nên họ quyết định thực hiện chuyển đổi giới tính.
Hiện nay, mục đích chuyển đổi giới tính cũng đã có những diễn biến xấu đi. Một vài kẻ xấu lợi dụng việc chuyển đổi giới tính này để gian lận trong các cuộc thi, trốn tránh nghĩa vụ quân sự,...
Mục đích của xác định lại giới tính lại là những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính, cụ thể là khuyết tật về bộ phận sinh dục nên họ chỉ mong muốn được hoàn thiện tất cả mọi thứ để họ có thể trở về giới tính sinh học thực chất của họ.
Như vậy, chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp và gửi tới bạn về sự khác nhau giữa chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính.
Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính chi tiết tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?