Chương trình triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025: Đã ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử?

Cho hỏi chương trình triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 đã đạt được những kết quả nào trong thời gian qua? Câu hỏi của anh Châu đến từ Lạng Sơn.

Chương trình triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 đã đạt được những kết quả nào?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Thông báo 261/TB-VPCP năm 2022 đã đề cập đến một số kết quả đạt được trong chương trình triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 như sau:

- Khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài chính toàn diện đã từng bước được hoàn thiện;

- Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính phát triển rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, internet.

- Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được phát triển đa dạng, hiện đại, an toàn, thuận lợi hơn với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhờ ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư hoàn thiện.

- Tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện và giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết tài chính cho người dân; cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính tiếp tục được hoàn thiện.

- Một số giải pháp quan trọng để tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp đã được các bộ, ngành, địa phương liên quan tích cực phối hợp và thực hiện như: đã ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Chương trình triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 đã đạt được những kết quả nào?

Chương trình triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025: Đã ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử?

Việc triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 gặp phải những khó khăn, thách thức như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Thông báo 261/TB-VPCP năm 2022 đã đề cập đến những khó khăn, thách thức khi triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 như sau:

- Mạng lưới cung ứng dịch vụ còn chưa đồng bộ, cần hoàn thiện, sắp xếp hợp lý và mở rộng độ bao phủ hơn nữa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

- Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, bên cạnh sự thuận lợi, thì thách thức đi cùng là đảm bảo an toàn. Khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là an toàn, an ninh mạng cần được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại có nhiều ưu điểm nhưng cần phù hợp với người dùng, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa để dễ tiếp cận và dễ sử dụng. Hạ tầng, nhất là hạ tầng số cần tiếp tục hoàn thiện.

- Người dân cần được tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan về tài chính toàn diện với cách thức phù hợp, hiệu quả, đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cải thiện được hiểu biết, kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, làm cho người dân thấy được sự tiện ích, lợi ích của các dịch vụ, công nghệ mới. Có cách tuyên truyền, sử dụng sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho những người yêu thế.

- Chiến lược đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu và giải pháp cụ thể, nhưng thực tiễn có những thay đổi nhanh nên cần thường xuyên rà soát, cập nhật để có các điều chỉnh cho phù hợp, quyết tâm làm thật tốt để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời phát huy được tối đa sự tham gia đóng góp của người dân, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường.

Phương hướng, nhiệm vụ triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 trong thời gian tới như thế nào?

Căn cứ vào Mục III Thông báo 261/TB-VPCP năm 2022 đã đặt ra những phương hướng, nhiệm vụ triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 như sau:

- Các đồng chí trong Ban Chỉ đạo chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo bộ, ngành mình tích cực, sáng tạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo là đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ của Chiến lược; đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến các doanh nghiệp sử dụng nền tảng số.

- Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn triển khai chính sách mới về bảo hiểm vi mô; nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất cho vay và bảo lãnh tín dụng.

- Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các quy định về chia sẻ thông tin, kết nối, làm cơ sở quan trọng, nền tảng cho các bộ ngành khác khai thác, sử dụng.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy nhanh tiến độ lồng ghép giáo dục tài chính vào giáo dục phổ thông quốc gia.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện để người nông dân dễ dàng tiếp cận với khoa học, công nghệ, nguồn vốn, dịch vụ tài chính để phát triển nông nghiệp.

- Bộ Ngoại giao tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện.

Như vậy, các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương sẽ căn cứ vào nội dung trên để thực hiện những giải pháp, nhiệm vụ thuộc chuyên môn của mình để triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025.

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Tài khoản thanh toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức muốn mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thì cần có những giấy tờ bắt buộc nào trong hồ sơ đăng ký?
Pháp luật
Mở tài khoản thanh toán tại Việt Nam cho người đang cư trú ở nước ngoài mang hai quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam?
Pháp luật
Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 được quy định như thế nào tại Nghị định 52? Những trường hợp nào phải đóng tài khoản thanh toán?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước theo Nghị định 52 áp dụng từ ngày 01/07/2024?
Pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân có được mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài không?
Pháp luật
4 Trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định 52? Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Một trong các chủ tài khoản thanh toán chung được yêu cầu phong tỏa tài khoản từ 01/7/2024 không?
Pháp luật
eKYC là gì? Ngân hàng được phép triển khai công nghệ eKYC trong mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử khi đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Chủ tài khoản thanh toán có được cho người khác sử dụng tài khoản của mình hay không theo quy định?
Pháp luật
Công ty hợp danh có được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng hay không theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
1,091 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Tài khoản thanh toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào