Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 sẽ thực hiện trên bao nhiêu lĩnh vực?
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 được thực hiện trên bao nhiêu lĩnh vực?
- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 đề ra bao nhiêu giải pháp thực hiện mục tiêu?
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 ra sao?
Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 được thực hiện trên bao nhiêu lĩnh vực?
Căn cứ vào Mục II Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 (sau đây gọi tắt là "Chương trình") ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022.
Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm năm 2023 sẽ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Chương II Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.
Trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể sau:
- Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước;
- Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công;
- Trong quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên;
- Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Như vậy, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm năm 2023 sẽ tập trung chủ yếu vào 06 lĩnh vực trên.
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 sẽ thực hiện trên bao nhiêu lĩnh vực? (Hình từ Internet)
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 đề ra bao nhiêu giải pháp thực hiện mục tiêu?
Tại Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí như sau:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực:
+ Về quản lý ngân sách nhà nước;
+ Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công;
+ Về quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Về quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai;
+ Về quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
+ Về tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động;
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Như vậy, để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 cần chú trọng vào 04 nhóm giải pháp nêu trên.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại tiểu mục 2 Mục IV Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo quán triệt các nội dung sau:
- Xác định cụ thể trách nhiệm sau:
+ Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình;
+ Trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm tra, kịp thời làm rõ lãng phí khi có thông tin phát hiện để xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý có hành vi lãng phí.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra:
+ Việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi quản lý.
- Tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Chương trình này. Thực hiện công khai trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đặc biệt:
+ Công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí;
+ Nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo so sánh một cách thực chất và minh bạch kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giữa các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.
- Thực hiện báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể của bộ, ngành, địa phương mình;
- Thực hiện đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên;
- Xây dựng Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm để gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm sau đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng hợp thêm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình để gửi Bộ Tài chính.
Như vậy, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ thực hiện những công việc trên trong quá trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?