Chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình sắp được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)?
- Việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình có mục đích và yêu cầu gì?
- Nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
- Mục đích và yêu cầu trong kế hoạch tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên truyền hình?
- Việc tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) được quy định như thế nào?
Việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình có mục đích và yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, theo đó quy định như sau:
"Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình."
Chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình sắp được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)?
Nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, theo đó:
"Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
3. Tác hại của bạo lực gia đình.
4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình."
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 theo đó việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện dưới các hình thức sau:
"Điều 11. Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Thực hiện trực tiếp.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác."
Mục đích và yêu cầu trong kế hoạch tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên truyền hình?
Căn cứ Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1094/QĐ-BVHTTDL, theo đó quy định như sau:
- Mục đích
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Yêu cầu
+ Việc tuyên truyền phải bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, tiết kiệm theo kế hoạch đề ra.
+ Nội dung tuyên truyền phải khoa học, thiết thực, bám sát tình hình thực tế.
+ Đảm bảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện.
Việc tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1094/QĐ-BVHTTDL, theo đó quy định như sau:
(1) Tuyên truyền về các biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi bạo lực gia đình
- Nội dung:
+ Xây dựng nội dung tọa đàm về xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Nội dung đánh giá những bất cập trong chính sách pháp luật về xử lý người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 từ đó đề xuất những chính sách mới trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
+ Xây dựng phóng sự đồng hành minh họa, làm rõ chủ đề tọa đàm.
- Số lượng và thể loại
+ Số lượng: 01 chương trình.
+ Thể loại: Tọa đàm.
+ Thời lượng: khoảng 20 phút.
- Chương trình phát sóng và số lần phát
+ Phát sóng trong Chương trình “Vấn đề và bình luận”.
+ Số lần phát sóng: phát sóng 3 lần (01 lần phát đi, 02 lần phát lại).
(2) Xây dựng chương trình “Hỏi-đáp chính sách” tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
- Nội dung
+ Xây dựng nội dung chương trình thảo luận để hỏi - đáp về các chính sách trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thảo luận về những giải pháp đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả.
+ Nội dung chương trình hướng đến vận động chính sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm bảo đảm các chính sách của Nhà nước khi được ban hành phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống.
- Số lượng và thể loại
+ Số lượng: 01 chương trình.
+ Thể loại: Đối thoại.
+ Thời lượng: khoảng 30 phút/chương trình.
- Chương trình phát sóng và số lần phát
+ Phát sóng trong Chương trình “Hỏi-đáp chính sách”.
+ Số lần phát sóng: phát sóng 2 lần (01 lần phát đi, 01 lần phát lại).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?