Chương trình, dự án hợp tác pháp luật là gì? Thực hiện sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như thế nào?
- Chương trình, dự án hợp tác pháp luật là gì?
- Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật gồm những gì?
- Thời hạn phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật là bao lâu?
- Thực hiện sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như thế nào?
Chương trình, dự án hợp tác pháp luật là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 113/2014/NĐ-CP định nghĩa chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:
Chương trình, dự án hợp tác pháp luật là chương trình, dự án hợp tác có toàn bộ hoặc một phần nội dung về xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.
Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật
1. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi hồ sơ văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật để Bộ Tư pháp thẩm định (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ), cho ý kiến (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan chủ quản).
2. Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bao gồm:
a) Tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Tính không trùng lặp với chương trình, dự án hợp tác pháp luật khác;
c) Sự cần thiết, tính khả thi của nội dung hợp tác pháp luật trong chương trình, dự án;
d) Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung của chương trình, dự án với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện dự án của cơ quan chủ quản.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến cho cơ quan chủ quản chậm nhất là 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, trong trường hợp không tiếp thu thì phải giải trình.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về quy trình, hồ sơ thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
Như vậy theo quy định trên nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bao gồm có:
- Tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Tính không trùng lặp với chương trình, dự án hợp tác pháp luật khác.
- Sự cần thiết, tính khả thi của nội dung hợp tác pháp luật trong chương trình, dự án.
- Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung của chương trình, dự án với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện dự án của cơ quan chủ quản.
Chương trình, dự án hợp tác pháp luật là gì? Thực hiện sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật
1. Việc trình, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt kèm theo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật đã được phê duyệt.
Như vậy theo quy định trên thời hạn phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật là 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi Bộ Tư pháp.
Thực hiện sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định thực hiện sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:
- Trong trường hợp việc sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật không dẫn đến thay đổi Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tư pháp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nội dung thay đổi trong văn kiện chương trình, dự án theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Việc sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật dẫn đến thay đổi Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Điều 6 Nghị định 113/2014/NĐ-CP.
Căn cứ Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định, phê duyệt các nội dung thay đổi trong văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và quy định Nghị định 113/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?