Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được áp dụng cho những đối tượng nào?
- Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được áp dụng cho những đối tượng nào?
- Mục tiêu bồi dưỡng trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở là gì?
- Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm những nội dung gì?
- Việc đánh giá kết quả học viên sau Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được áp dụng cho những đối tượng nào?
Ngày 11/07/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
Theo đó, tại tiểu mục 1, Mục I Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 yêu cầu về đối tượng bồi dưỡng bao gồm:
- Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học cơ sở) trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở (THCS).
Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên THCS năm 2023
Mục tiêu bồi dưỡng trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở là gì?
Tại Mục II Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 yêu cầu đối với mục tiêu bồi dưỡng như sau:
* Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
* Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:
- Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao.
- Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;
- Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục THCS trong bối cảnh hiện nay.
- Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
- Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm những nội dung gì?
Tại Mục III hướng dẫn về nội dung Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
* Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
- Phần I: Kiến thức chung: gồm 3 Chuyên đề.
+ Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về Giáo dục phổ thông
+ Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam.
+ Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT.
- Phần II: Kiến thức chuyên môn: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp: gồm 5 Chuyên đề.
+ Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTHCS.
+ Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn Giáo dục THCS.
+ Chuyên đề 6: Năng lực tự học và NCKH, ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh THCS.
+ Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THCS.
+ Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS.
- Phần III: Đánh giá kết quả.
Việc đánh giá kết quả học viên sau Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Việc đánh giá kết quả học viên sau Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
* Mục đích
- Đánh giá kiến thức và kỹ năng học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS trong thời gian 03 tuần.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
* Yêu cầu
- Về thời điểm đánh giá: Tổ chức vào cuối khóa học.
- Về hình thức đánh giá: Cơ sở bồi dưỡng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng một trong số các hình thức sau:
+ Bài kiểm tra (tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan);
+ Viết thu hoạch;
+ Viết tiểu luận theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
- Về nội dung đánh giá: Bảo đảm đạt các mục đích đánh giá nêu tại Mục 1 Phần này và được chấm theo thang điểm 10.
Các thông tin về đánh giá kết quả bồi dưỡng được cơ sở giáo dục quy định cụ thể trong tài liệu phổ biến chương trình, nội quy bồi dưỡng và gửi đến học viên tự nghiên cứu, tìm hiểu vào đầu khóa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?