Chuẩn bị phạm tội là gì? Người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Chuẩn bị phạm tội là gì? Chuẩn bị phạm tội có gì khác với phạm tội chưa đạt?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định trên, chuẩn bị phạm tội được xác định là việc chủ thể thực hiện các công việc như tìm kiếm, chuẩn bị công cụ, phương tiện, các điều kiện các để thực hiện tội phạm.
Ngoài ra, trong trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm cũng được xem là hành vi chuẩn bị tội phạm, trừ 03 trường hợp sau:
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;
- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố.
Đối chiếu với phạm tội chưa đạt, tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, có thể thấy, phạm tội chưa đạt là trường hợp chủ thể đã bắt đầu vào thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được. Trong khi đó, chuẩn bị phạm tội chỉ dừng lại ở mức "chuẩn bị", chủ thể mới bước vào công đoạn tìm kiếm, tạo điều kiện để thực hiện tội phạm chứ chưa bắt đầu thực hiện tội phạm.
Chuẩn bị phạm tội là gì? Người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Chuẩn bị phạm tội
...
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các tội sau:
- Tội phản bội Tổ quốc
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Tội gián điệp
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
- Tội bạo loạn
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tội phá rối an ninh
- Tội chống phá cơ sở giam giữ
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
- Tội giết người (áp dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Tội cướp tài sản (áp dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội)
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
- Tội khủng bố
- Tội tài trợ khủng bố
- Tội bắt cóc con tin
- Tội cướp biển
- Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
- Tội rửa tiền
Việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, trong trường hợp chuẩn bị phạm tội việc quyết định hình phạt được xác định theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội. Hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?