Chưa thể công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam: Tiếp tục xin ý kiến đề xuất các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới?

Tôi muốn hỏi về tình hình COVID-19 hiện nay. Hiện nay có được thông báo là hết dịch COVID-19 tại Việt Nam chưa? Các khó khăn nếu như công bố là hết dịch tại Việt Nam? Điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Tại sao chưa thực hiện công bố hết dịch tại Việt nam?

Căn cứ quy định tại Mục 3 Tờ trình Dự thảo ban hành kèm Công văn 3168/BYT-DP năm 2022 đề xuất các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới về việc chưa công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Thứ nhất: Đánh giá dịch COVID-19 tại Việt Nam Tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, những ngày gần đây ghi nhận số ca mắc giảm mạnh, còn khoảng trên 1.000 ca mắc/ ngày tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước có xu hướng gia tăng trở lại, vi rút liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới, tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Thứ hai: Khó khăn khi công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Khi tình huống dịch xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế khi đó việc kích hoạt đáp ứng với các biện pháp y tế, xã hội sẽ trở nên bị động.

- Nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 không được hưởng chế độ phụ cấp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A; người bệnh sẽ không được hưởng chi trả điều trị COVID-19 miễn phí, đặc biệt là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… - Không có cơ chế áp dụng đặc thù đối với vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.

- Việc huy động sự tham gia của Chính quyền các cấp, các Tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không được quan tâm đúng mức cũng như người dân sẽ chủ quan, lơ là trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, không thực hiện chủ động các biện pháp phòng chống dịch.

- WHO vẫn còn cảnh báo tình trạng đại dịch trên toàn cầu và tại Việt Nam (quốc gia thành viên của WHO) vẫn còn ghi nhận số mắc cao hàng ngày tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Do đó phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo các khuyến cáo của WHO. Việc duy trì công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ huy động được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị tham gia vào công tác chống dịch, bố trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động chống dịch không để bị động khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2 vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Trong thời gian chưa công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam, để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng, chống dịch, nhất là những nơi đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 với số mắc, tử vong ở mức thấp trong thời gian dài và có khả năng đáp ứng tốt, sẽ thực hiện đánh giá ngưỡng kiểm soát dịch theo các tiêu chí (nêu tại Phụ lục) để quyết định các biện pháp đáp ứng phù hợp. Đối với trường hợp đạt các tiêu chí dưới ngưỡng kiểm soát dịch, xem xét điều chỉnh áp dụng các biện pháp tương tự như với bệnh truyền nhiễm lưu hành phổ biến khác. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, đánh giá nguy cơ và có điều chỉnh phù hợp khi có những diễn biến mới.

Chưa thể công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam: Tiếp tục xin ý kiến đề xuất các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới?

Đáp ứng điều kiện nào để công bố hết dịch tại Việt Nam?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg về điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm như sau:

- Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.

- Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:

+ Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;

+ Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;

+ Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.

Như vậy, điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như trên.

Điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 hiện nay như thế nào?

Căn cứ quy định tại Mục 4 Tờ trình Dự thảo ban hành kèm Công văn 3168/BYT-DP năm 2022 đề xuất các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; Bộ Y tế đã chủ động điều chỉnh theo hướng giảm dần các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể:

- Xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023, trong đó có tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn để không bị động trong các tình huống dịch. Hiện Bộ Y tế đang tổng hợp các góp ý của các Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, các Bộ ngành, địa phương và các cơ quan quan liên quan, báo cáo Chính phủ.

- Cách ly y tế/ theo dõi sức khỏe: Ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 1909/BYT-DP ngày về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần, trong đó quy định người tiếp xúc gần không phải cách ly y tế nhưng cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, đảm bảo tách riêng đối tượng này với người khác nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh

- Phòng chống dịch đối với người nhập cảnh: Ngày 15/3/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 1265/BYT-DP về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, theo đó người nhập cảnh không phải thực hiện cách ly y tế nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh theo quy định. Tham mưu Chính phủ ban hành Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.

- Tờ khai y tế: Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 2118/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022. Ngày 29/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 2213/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) kể từ 00 giờ 00 phút ngày 30/4/2022.

- Cập nhật các hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại15; hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID1916; yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện quy định kê khai, công khai giá trang thiết bị y tế17 và bãi bỏ các văn bản liên quan đến sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-2 .

- Điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 1226/QĐ-BYT ngày 17/05/2022 của Bộ Y tế.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Công bố hết dịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
1,055 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19 Công bố hết dịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19 Xem toàn bộ văn bản về Công bố hết dịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào