Chùa Phật cô đơn ở đâu? Địa chỉ chùa Phật cô đơn? Chùa Phật Cô Đơn có mở cửa đón phật tử khung giờ nào?
Chùa Phật cô đơn ở đâu? Địa chỉ chùa Phật cô đơn? Chùa Phật Cô Đơn có mở cửa đón phật tử khung giờ nào?
Thông tin về chùa Phật cô đơn ở đâu, địa chỉ chùa Phật cô đơn, chùa Phật Cô Đơn có mở cửa đón phật tử khung giờ nào dưới đây:
Thanh Tâm tự là cái tên khá xa lạ với số đông, hầu hết người ta nhớ đến nơi này dưới tên gọi Bát Bửu Phật Đài, hay dân dã hơn: chùa Phật Cô Đơn.
Chùa phật cô đơn là tên gọi khác của Chùa Thanh Tâm tọa lạc tại số 22 Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Hồ Chí Minh.
Chùa phật cô đơn mở cửa đón phật tử các khung giờ sau:
+ 08h00 - 10h30
+ 13h30 - 16h00
+ 18h00 - 20h00
Về lý do tại sao có tên chùa Phật cô đơn, theo các tư liệu của chùa, tên gọi chùa phật cô đơn xuất phát từ việc người dân phát hiện bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn tọa thiền giữa vùng đất vắng vẻ, xung quanh không có chùa quán.
Lý do là vì sau năm 1976, do chiến tranh tàn phá, toàn bộ khu vực trở nên tiêu điều, chỉ còn lại pho tượng Phật sừng sững, đơn độc giữa cánh đồng trống. Hình ảnh bức tượng tạo nên ấn tượng đặc biệt trong lòng người dân địa phương. Từ đó họ gọi thân mật là "Phật cô đơn", và theo thời gian, cái tên này trở thành cách gọi phổ biến cho nơi này.
*Trên đây là thông tin tham khảo về chùa Phật cô đơn ở đâu, địa chỉ chùa Phật cô đơn, chùa Phật Cô Đơn có mở cửa đón phật tử khung giờ nào!
Chùa Phật cô đơn ở đâu? Địa chỉ chùa Phật cô đơn? Chùa Phật Cô Đơn có mở cửa đón phật tử khung giờ nào? (Hình ảnh Internet)
Thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản 2025 thế nào?
Theo Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 tải về, Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới. Đại lễ Vesak kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, Thành đạo, và nhập Niết bàn. Đại lễ Vesak đã được Liên hợp quốc có nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình từ năm 1999. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đều được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc và tại các quốc gia hằng năm.
Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” từ ngày 06- 08/5/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí tràn đầy hân hoan kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025); kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2025); cùng với lần thứ 4, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam mang ý nghĩa và tầm vóc vô cùng trọng đại.
Thời gian, địa điểm tổ chức Đại lễ Phật đản 2025 Phật lịch 2569 như sau:
- Địa điểm tổ chức:
Lễ đài tập trung được tổ chức tại Trụ sở của GHPGVN cấp tỉnh, trụ sở của GHPGVN cấp huyện; hoặc tại những nơi thuận tiện nhất được Chính quyền địa phương cho phép.
- Thời gian tổ chức:
Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 4 Âm lịch năm Ất Tỵ (tức từ 28/4 – 12/5/2025).
Lưu ý không tổ chức Đại lễ trùng với Đại lễ Phật đản Vesak LHQ diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11 tháng 4 Âm lịch (tức từ 06 - 08/5/2025) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
- Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm khi nào? Thẩm quyền phong cấp bậc quân hàm Thượng úy công an theo quy định?
- Ngày của mẹ: Những món quà tặng mẹ nào dưới 100k cho học sinh ý nghĩa độc đáo? Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền gì?