Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào? 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo?

Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào? 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo?

Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào?

Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 sẽ được cử hành vào Chủ nhật ngày 13 tháng 4 năm 2025.

Chúa Nhật Lễ Lá là ngày phụng vụ tưởng niệm sự kiện trọng đại khi Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem, mở đầu cho cuộc Thương Khó và sự hy tế cứu độ của Người. Đây là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Chay, đồng thời khai mở Tuần Thánh — tuần lễ linh thiêng nhất trong năm phụng vụ Kitô giáo.

Trong ngày lễ này, linh mục cử hành thánh lễ với phẩm phục màu đỏ, biểu tượng của máu hiến tế, của tình yêu mãnh liệt, ngọn lửa nhiệt thành và lòng đam mê dâng hiến. Cộng đoàn tín hữu cùng tham gia nghi thức rước kiệu, tay cầm các cành lá chà là hoặc lá địa phương đã được làm phép. Những cành lá ấy tái hiện hành động của dân thành Giêrusalem năm xưa khi họ trải lá và tung hô vinh danh Đức Kitô: "Hoan hô Con Vua David!"

Cành lá không chỉ là biểu tượng của niềm vui và sự tôn vinh dành cho Chúa Giêsu, mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc về chiến thắng và sự sống vĩnh cửu trong đức tin.

Thông tin "Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.

*Trên đây là "Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào?"

Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào? 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo?

Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào? 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo? (Hình từ Internet)

05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo và tín ngưỡng?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo và tín ngưỡng được quy định như sau:

(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Căn cứ tại Điều 3 và Điều 4 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

(1) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

(2) Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Lễ Lá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chúa Nhật Lễ Lá năm 2025 rơi vào Chủ nhật ngày mấy? Chúa Nhật Lễ Lá diễn ra như thế nào? 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo?
Pháp luật
Tại sao gọi là Lễ lá? Chủ nhật Lễ lá có phải là lễ trọng? Lễ lá là gì? Ý nghĩa nghi thức rước lá là gì? Lễ lá có được nghỉ làm không?
Pháp luật
Lễ lá là lễ gì? Ý nghĩa của Lễ lá là gì? Lễ lá ngày bao nhiêu? Lễ lá có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Pháp luật
Chúa Nhật Lễ Lá là gì? Chúa Nhật Lễ lá gợi nhắc sự kiện gì? Ngày Chúa Nhật Lễ lá có phải ngày lễ lớn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Lá
59 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Lá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Lá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào