Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp tháo dỡ công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không?
- Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính về xây dựng được quy định như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp tháo dở công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không?
Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính về xây dựng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
+ Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
+ Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
+ Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
+ Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
+ Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp tháo dỡ công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm không?
Căn cứ tại Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thẩm quyền quyết định cưỡng chế như sau:
Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thi hành quyết định cưỡng chế như sau:
Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.
Như vậy, đối với công trình vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền ban hành quyết định cưỡng chế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp tháo dở công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không?
Theo quy định tại Điều 78 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã gồm:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
Ngoài ra, căn cứ quy định tai khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bổ sung bởi điểm k khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với công trình vi phạm như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền buộc phá dở công trình vi phạm mà không giới hạn giá trị công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?