Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải đáp ứng điều kiện gì từ ngày 01/01/2023?
- Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định như thế nào?
- Quy định về việc ký kết và ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định như thế nào?
- Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải đáp ứng điều kiện gì?
- Khách hàng sử dụng bao nhiêu điện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi ký hợp đồng mua bán điện?
Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BCT như sau:
Tải Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: Tại đây.
Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải đáp ứng điều kiện gì từ ngày 01/01/2023? (Hình từ Internet)
Quy định về việc ký kết và ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2014/TT-BCT có quy định:
Ký kết và ngôn ngữ hợp đồng
1. Tại một địa điểm đăng ký mua điện
a) Bên mua điện là một hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng.
b) Trường hợp không sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Bên mua điện chỉ được sử dụng một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng.
2. Bên mua điện là người thuê nhà để ở thực hiện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
3. Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung có thể ký 01 Hợp đồng và được áp dụng giá bán điện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng là tiếng Việt.
Theo đó, việc ký kết và ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được quy định như sau:
- Tại một địa điểm đăng ký mua điện thì nếu Bên mua điện là một hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng.
Trường hợp không sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Bên mua điện chỉ được sử dụng một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng.
- Về giá bán điện:
+ Nếu bên mua điện là người thuê nhà để ở thì thực hiện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
+ Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung có thể ký 01 Hợp đồng và được áp dụng giá bán điện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
- Ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng là tiếng Việt.
Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BCT có quy định:
Chủ thể ký hợp đồng
Chủ thể ký Hợp đồng là người có đủ năng lực hành vi dân sự có tên trong giấy tờ sử dụng để đăng ký mua điện được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Theo đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) thì Chủ thể ký Hợp đồng là bên mua điện phải đáp ứng các điều kiện sau
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật,
- Có đề nghị mua điện
- Và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện.
Khách hàng sử dụng bao nhiêu điện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi ký hợp đồng mua bán điện?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện
1. Bên mua điện là khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
Theo đó, khi khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?