Chồng hiếp vợ có bị xử phạt không? Khi nào người chồng thực hiện hành vi hiếp vợ bị xử lý hình sự?
Chồng thực hiện hành vi hiếp vợ có bị xử phạt không?
Theo quy định của pháp luật, quan hệ vợ chồng dựa trên sự bình đẳng, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau để tiến tới mưu cầu hạnh phúc. Việc ép vợ phải quan hệ tình dục là hành vi vi phạm pháp luật, được quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội hiếp dâm, theo đó:
Mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân, ngoài ra còn có thể xâm phạm đến sức khỏe gồm sức khỏe về thể chất và sức khỏe về tinh thần hoặc gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của nạn nhân (làm nạn nhân chết hoặc tự sát).
Mặt khách quan: Chồng có hành vi ép buộc, có thể dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoạc trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn người vợ.
Mặt chủ quan: Người chồng thực hiện hành vi trái pháp luật với lỗi cố ý trực tiếp. Mặc dù nhận thức được hành vi trái pháp luật và hậu quả của nó xảy ra nhưng vấn cố tình thực hiện.
Mặt chủ thể: chủ thể thường.
Theo đó, nếu hiếp vợ người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội hiếp dâm tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Chồng hiếp vợ có bị xử phạt không? Khi nào người chồng thực hiện hành vi hiếp vợ bị xử lý hình sự? (Hình từ internet)
Khi nào người chồng thực hiện hành vi hiếp vợ bị xử lý trách nhiệm hình sự?
Hiện nay, tình trạng người chồng ép buộc vợ quan hệ tình dục (hiếp vợ) với mình tồn tại khá nhiều tuy nhiên rất ít trường hợp bị xử lý theo pháp luật. Bởi, người vợ không trình báo và tố cáo hành vi này.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự), chỉ được khởi tố vụ án hình sự về Tội hiếp dâm nếu có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Do đó, hành vi hiếp vợ chỉ được xử lý hình sự khi có yêu cầu của người vợ hoặc người đại diện của người vợ nếu người này có nhược điểm về tâm thần hoặc đã chết.
Người chồng có hành vi bạo lực gia đình với vợ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
"Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này."
Do đó, nếu người chồng có hành vi bạo lực gia đình với vợ có thể bị phạt đến 20.000.000 đồng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?