Chính thức những chức danh nào sẽ được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân lấy phiếu tín nhiệm từ 01/7/2023 sắp tới?
- Thế nào là lấy phiếu tín nhiệm là gì?
- Chính thức những chức danh nào sẽ được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân lấy phiếu tín nhiệm từ 01/7/2023 sắp tới?
- Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người thuộc chức danh nào?
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
- Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Trước đó, chiều 23/6/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, với 470/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,14% tổng số đại biểu Quốc hội)
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 sửa đổi Nghị quyết 85/2014/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Thế nào là lấy phiếu tín nhiệm là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH13 đã quy định về khái niệm:
- Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
- Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Như vậy, có thể hiểu lấy phiếu tín nhiệm là việc giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn do Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện. Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
Chính thức những chức danh nào sẽ được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân lấy phiếu tín nhiệm từ 01/7/2023 sắp tới? (Hình internet)
Chính thức những chức danh nào sẽ được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân lấy phiếu tín nhiệm từ 01/7/2023 sắp tới?
Theo Nghị quyết, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ:
- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người thuộc chức danh nào?
Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này.
Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.
Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được thực hiện theo Nghị quyết này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân.
Các hành vi vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
Nghị quyết cho hay Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Theo đó, Nghị quyết Về nguyên tắc, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Đồng thời, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?