Chính thức không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 từ 20/3/2025 theo Hướng dẫn 15? Quyền của Đảng viên là gì?
Chính thức không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 từ 20/3/2025 theo Hướng dẫn 15?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn 15-HD/UBKTTW năm 2025 về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, vào ngày 20/3/2025.
Hướng dẫn 15-HD/UBKTTW năm 2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Hướng dẫn 05-HD/UBTKTTW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm như sau:
Lược bỏ, bổ sung một số nội dung tại khoản 8 mục III như sau:
“I. Lược bỏ điểm 8.1, 82,
2. Bổ sung điểm 8.3 như sau:
8.3. Không xem xét xử lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27 tháng 12 năm 2008 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 "Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định".
Theo đó, Đảng viên khi sinh con thứ 3 chính thức không bị kỷ luật từ ngày 20/3/2025 theo Hướng dẫn 15-HD/UBKTTW năm 2025.
Được biết, với quy định trước đây Đảng viên khi sinh con từ con thứ 3 trở lên bị xử lý vi phạm kỷ luật, theo Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5. Đến năm 2022, Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 đã không còn liệt kê các hành vi đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 bị kỷ luật mà thay vào đó là cụm từ “vi phạm chính sách dân số”.
Như vậy, kể từ ngày Hướng dẫn 15-HD/UBKTTW năm 2025 có hiệu lực thi hành vào ngày 20/3/2025, chính thức không kỷ luật đối với Đảng viên khi sinh con thứ 3.
Chính thức không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 từ 20/3/2025 theo Hướng dẫn 15? Quyền của Đảng viên là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Đảng viên chưa, không hoặc miễn kỷ luật?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định Đảng viên chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật thuộc các trường hợp sau:
(1) Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
(2) Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
(3) Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
(4) Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
(5) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
(6) Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.
Quyền của Đảng viên là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 quy định:
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, Đảng viên có các quyền sau:
(1) Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
(2) Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
(3) Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
(4) Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền đăng ký giám sát giám hộ? Thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ được quy định như thế nào?
- Ai có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân? Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên bị bãi nhiệm khi bị bãi nhiệm Hội thẩm đúng không?
- Hợp chất hữu cơ là gì? Ví dụ về hợp chất hữu cơ? Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ là yêu cầu cần đạt của học sinh lớp mấy?
- Ngày 1 tháng 4 có gì đặc biệt? Ngày 1 tháng 4 cung gì? Ngày 1 tháng 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Quyết định 266 đặc xá dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4: Thời gian đã chấp hành phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày nào?