Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT về xét thăng hạng CDNN giảng viên? Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng CDNN giảng viên ra sao?
- Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT về xét thăng hạng giảng viên?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2 của cơ sở giáo dục đại học công lập như thế nào?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp hạng 1 của cơ sở giáo dục đại học công lập như thế nào?
Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT về xét thăng hạng giảng viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ về phạm vi và đối tượng áp dụng của Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Phạm vi điều chỉnh
Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng công lập có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng (sau đây gọi chung là trường cao đẳng sư phạm).
- Đối tượng áp dụng
- Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, trường cao đẳng sư phạm đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT không áp dụng đối với người làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT về xét thăng hạng CDNN giảng viên? Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng CDNN giảng viên ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2 của cơ sở giáo dục đại học công lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ tiêu chuẩn,điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2 của cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:
- Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
+ Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
+ Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp hạng 1 của cơ sở giáo dục đại học công lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp hạng 1 của cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:
- Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
+ Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
+ Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT.
Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?