Chính thức bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 30/5/2023 tại Thông tư 01, 02, 03, 04?
Chính thức bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 30/5/2023 tại Thông tư 01, 02, 03, 04?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 30/5/2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Theo đó, chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể:
Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 01 như sau:
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 02 như sau:
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 03 như sau:
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 04 như sau:
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
Chính thức bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 30/5/2023 tại Thông tư 01, 02, 03, 04 (Hình từ Internet)
Không yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên khi thi hoặc xét thăng hạng?
Theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30.6.2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.
Cụ thể:
Trường hợp giáo viên đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng dưới đây trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này:
- Giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV.
- Giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV;
- Giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III;
- Giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III
Không yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên khi bổ nhiệm, chuyển xếp chứng danh nghề nghiệp?
Theo Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Cụ thể:
Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng.
Tính đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp còn dưới 01 (một) năm thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trường hợp giáo viên chưa được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng với cấp học đang giảng dạy hoặc thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 30 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và đảm bảo nguyên tắc:
- Bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm và chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất của hạng được chuyển theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007/TT-BNV và theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Khi chuyển chức danh nghề nghiệp không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp, không kết hợp nâng bậc lương;
- Khi chuyển chức danh nghề nghiệp không yêu cầu viên chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm được chuyển;
- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp cũ được xác định tương đương thời gian giữ chức danh nghề nghiệp được chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?