Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua những hoạt động nào?
- Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?
- Thực hiện hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua những hoạt động nào?
- Mức chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do cơ quan nào quyết định?
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học.
+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua những hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước như sau:
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước bao gồm:
- Nghiên cứu khảo sát, thu thập thông tin thị trường lao động ngoài nước:
+ Nghiên cứu các thị trường lao động hiện có, các thị trường tiềm năng phù hợp với người lao động Việt Nam.
+ Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp tư liệu.
+ Mua tư liệu về các thị trường lao động có tiềm năng đối với lao động Việt Nam.
- Quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam ở nước ngoài:
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu về nguồn lao động Việt Nam.
+ Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông về nguồn lao động Việt Nam (phóng sự, phim tư liệu, sách, áp phích, tờ rơi...).
+ Tổ chức truyền thông, quảng bá về nguồn lao động Việt Nam:
++ Truyền thông qua các tư liệu, ấn phẩm.
++ Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài (nếu có).
++ Truyền thông trên mạng internet.
- Xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông hướng dẫn người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông để giới thiệu về các thị trường lao động cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài.
+ Tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài.
+ Tổ chức sự kiện văn hóa cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
+ Đào tạo nâng cao năng lực về xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Mức chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do cơ quan nào quyết định?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, chủ đầu tư dự án
1. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện tiếp nhận hồ sơ và chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Thông tư liên tịch này, bảo đảm phù hợp với Điều kiện thực tế tại địa phương;
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 31/7) và hàng năm (trước ngày 31/01 năm sau), tổng hợp báo cáo tình hình kinh phí thực hiện và số lượng người lao động được hỗ trợ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) để tổng hợp, theo dõi;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ hỗ trợ đối với người lao động và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch này;
d) Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước gửi cơ quan Tài chính cùng cấp tổng hợp theo quy định.
...
Như vậy theo quy định trên mức chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?