Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện như thế nào?
Khái niệm thanh niên tình nguyện là gì?
Tại Điều 1 Luật Thanh niên 2020 quy định:
Thanh niên
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Thanh niên 2020 quy định như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện
1. Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Vậy thanh niên tình nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích cộng đồng và xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện như thế nào? Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện như thế nào?
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện được quy định tại Điều 11 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động tình nguyện.
(2) Được trang bị phương tiện làm việc, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.
(3) Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
(4) Thanh niên tình nguyện bị chết hoặc bị thương khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
(5) Thanh niên tình nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ bị chết thì được hỗ trợ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp thanh niên tình nguyện không tham gia bảo hiểm xã hội thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị, tổ chức hoạt động tình nguyện hỗ trợ mai táng và phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.
(6) Thanh niên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện bị tai nạn thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện bảo đảm các chính sách sau đây:
- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị suy giảm;
- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì ngoài chế độ hỗ trợ được hưởng theo quy định tại điểm a Khoản này còn được hưởng trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được tăng thêm tối thiểu là 1.000.000 đồng;
- Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 50.000.000 đồng.
(7) Thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế nhà nước, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của Nhân dân mà bị thương cần điều trị theo kết luận của cơ quan y tế thì thời gian nghỉ làm việc để điều trị vẫn được tính vào thời gian công tác để hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
(8) Thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của Nhân dân mà bị thương cần điều trị theo kết luận của cơ quan y tế, làm gián đoạn quá trình học tập thì được tạo điều kiện để hoàn thành chương trình học tập.
Ngoài ra, sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện còn có chính sách đối với thanh niên tình nguyện, cụ thể là:
(1) Được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện.
(2) Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật về việc làm.
(3) Được xem xét, ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc nếu tham gia hoạt động tình nguyện từ 03 tháng trở lên. Trường hợp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo đợt thì được cộng dồn thời gian tham gia hoạt động tình nguyện.
Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:
- Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm trong chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước 2015;
- Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội do cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội tự trang trải hoặc huy động từ các nguồn ủng hộ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tính chất tam giác cân là gì? Cách tính diện tích tam giác cân? Học sinh lớp mấy cần nắm được các tính chất cơ bản của tam giác cân?
- Luật Điện lực mới nhất hiện nay quy định về nội dung gì? Áp dụng pháp luật trong Luật Điện lực ra sao?
- Cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mức kỷ luật nặng nhất? Thẩm quyền cho thôi làm thành viên của ai?
- Viết cảm nghĩ về chú bộ đội ngắn gọn? Bảo đảm quốc phòng được quy định như thế nào? Nguyên tắc bảo đảm quốc phòng?
- Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? Độ tuổi của học sinh trường trung học được quy định ra sao?