Chính quyền xã có được quyền dựng biển báo cấm xe đi vào đường giao thông nông thôn không?
Yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:
(1) Việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình đường bộ, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường giao thông nông thôn, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
(2) Đường giao thông nông thôn khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
(3) Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau:
- Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại, làm mất tác dụng các bộ phận, hạng mục của công trình đường giao thông nông thôn;
- Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường giao thông nông thôn;
- Sử dụng các bộ phận, hạng mục thuộc công trình đường GTNT, đất của đường GTNT trái quy định;
- Lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, dây tải điện, cáp quang, cáp viễn thông và các công trình khác vào các bộ phận, hạng mục đường giao thông nông thôn hoặc trong phạm vi hành lang an toàn đường giao thông nông thôn.
Chính quyền xã có được quyền dựng biển báo cấm xe đi vào đường giao thông nông thôn không?
Biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành về biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:
(1) Đối với phần đường bộ cắm các loại biển sau:
- Biển “Hạn chế trọng lượng xe” (Biển số 115); Trường hợp có quy định hạn chế trọng lượng trên trục xe thì cắm biển “Hạn chế trọng lượng trên trục xe” (Biển số 116);
- Biển báo quy định “Tốc độ tối đa cho phép” (Biển số 127);
- Trường hợp có quy định cấm đối với loại xe nào thì cắm biển cấm đối với loại xe đó (Ví dụ đoạn đường cần cấm tất cả các loại ô tô tải từ 1,5 T trở lên thi cắm biển “Cấm ô tô tải” (Biển số 106a);
- Trường hợp đường GTNT giao nhau với đường sắt có rào chắn phải cắm biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” (Biển số 210), trường hợp không có rào chắn phải cắm biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (Biển số 211a);
- Tại vị trí đường GTNT giao nhau với quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải cắm biển “Giao nhau với đường ưu tiên” (Biển số 208);
- Đường GTNT bắt đầu đi vào khu đông dân cư phải cắm biển “Bắt đầu khu đông dân cư (Biển số 420), ra khỏi khu đông dân cư phải cắm biển “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421);
- Đường GTNT đi qua các khu vực sát sông, hồ hoặc vực sâu phải cắm biển “Kè, vực sâu phía trước” (Biển số 215), xây dựng tường hộ lan bảo vệ theo Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT.
- Các biển báo hiệu đường bộ khác phù hợp với tổ chức giao thông, điều kiện khai thác và tình trạng tuyến đường.
(2) Đối với hầm đường bộ cắm các loại biển sau:
- Biển “Đường hầm” (Biển số 240);
- Biển “Hạn chế chiều cao” (Biển số 117) và “Hạn chế chiều ngang” (Biển số 118);
- Trường hợp để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm đi qua hầm phải cắm biển “Cấm xe chở hàng nguy hiểm” (Biển số 106c);
- Trường hợp cần phải hạn chế tốc độ tối đa cho phép qua hầm thì cắm biển “Tốc độ tối đa cho phép” (Biển số 127);
- Các biển báo hiệu đường bộ khác phù hợp với tổ chức giao thông qua hầm.
(3) Đối với bến phà đường bộ cắm các loại biển báo hiệu đường bộ sau:
- Biển “Bến phà” (Biển số 217);
- Trường hợp có quy định hạn chế tải trọng phương tiện giao thông qua phà phải cắm biển “Hạn chế trọng lượng xe” (Biển số 115); Trường hợp không cho loại xe nào đi qua phà thì cắm biển báo hiệu cấm đối với xe đó (Ví dụ để cấm ô tô có chiều dài quá quy định qua phà phải cắm biển “Hạn chế chiều dài ô tô” (Biển số 119);
- Biển “Tốc độ tối đa cho phép” (Biển số 127) khi lên, xuống bến phà;
- Rào chắn cổng bến phà phải đặt biển “Dừng lại” (Biển số 122) để nhân viên bến phà kiểm soát, điều khiển phương tiện giao thông xuống phà.
- Các biển báo hiệu đường bộ khác phù hợp với tổ chức giao thông qua phà.
(4) Đối với đường ngầm cắm các loại biển sau:
- Biển “Đường ngầm” (Biển số 216);
- Cắm cọc tiêu hai bên đường ngầm và cột thủy chuẩn để kiểm tra, theo dõi mực nước tại đường ngầm;
- Các biển báo hiệu cần thiết khác.
(5) Đối với các đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương, đường trục chính nội đồng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn đường cấp VI và vận tốc khai thác nhỏ hơn 15km/giờ thì kích thước biển báo, kích thước chữ viết, đường viền xung quanh biển báo và hình vẽ trên biển báo bằng 0,70 lần kích thước quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT. Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT.
(6) Bảng hướng dẫn khi tham gia giao thông trên các công trình đặc biệt trên đường GTNT ghi nội dung theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
(7) Đối với các khu vực có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, các điểm tham quan, du lịch, ngoài việc cắm biển báo hiệu đường bộ theo quy định hiện hành và bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt, phải thực hiện các nội dung sau:
- Bổ sung hướng dẫn bằng chữ viết của đồng bào dân tộc (nếu có chữ viết riêng) vào bảng hướng dẫn;
- Nếu cần thiết, bổ sung hướng dẫn bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác tại các điểm tham quan, du lịch.
Tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn:
(1) Nội dung tổ chức giao thông được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ và các quy định sau:
- Phân làn, phân luồng, phân tuyến cho người, phương tiện tham gia giao thông và quy định thời gian đi lại (nếu cần) cho phù hợp với điều kiện thực tế;
- Quy định các đoạn đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, đường cấm (nếu cần);
- Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
- Thông báo công khai, kịp thời khi có sự thay đổi về phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
(2) Người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường giao thông nông thôn thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(3) Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn, Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn có trách nhiệm:
- Tổ chức, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều này và chấp hành quy định về tổ chức giao thông do cơ quan có thẩm quyền tại khoản 2 Điều này quy định;
- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông và quy định về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, dựa vào những căn cứ trên thì chính quyền xã có quyền dựng biển báo cấm xe đi qua nhưng phải có sự thông qua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu không thông qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc dựng biển báo là trái với quy định của pháp luật thì bạn có thể gửi khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được giải quyết.
Trên đây là một só thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?