Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật bằng những biện pháp nào?

Cho tôi hỏi: Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật bằng những biện pháp gì? Câu hỏi của anh Hà đến từ Long An.

Chính phủ điều chỉnh thời gian trình một số dự án Luật như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn như sau:

- Chính phủ thống nhất điều chỉnh thời gian trình một số dự án Luật như sau:

+ Luật Công chứng (sửa đổi).

+ Luật Địa chất và Khoáng sản.

+ Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

- Đưa 03 dự án Luật này vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) để bảo đảm nguồn lực thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các dự án luật và cân đối Chương trình năm 2023 và Chương trình năm 2024.

- Luật Dân số (sửa đổi) đưa vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) để bảo đảm tính gối đầu của Chương trình năm 2024 và Chương trình năm 2025.

Như vậy nhờ những biện pháp này Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật, cụ thể là khắc phục triệt để về các dự án Luật.

Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật bằng những biện pháp gì?

Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật bằng những biện pháp gì? (Hình từ Internet)

Sửa đổi toàn diện Luật Tài nguyên nước năm 2012 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn như sau:

- Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng và Nhà nước theo hướng sửa đổi toàn diện Luật Tài nguyên nước 2012 để:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, đáp ứng yêu cầu về quản lý tài nguyên nước hiệu quả, bền vững.

+ Khắc phục căn bản những bất cập, vướng mắc do quy định hiện hành.

+ Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và các cam kết đa phương, song phương của Việt Nam.

- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện Luật tài nguyên nước năm 2012 để làm rõ các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chọn lọc những vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là hiệu quả thì tiếp tục thực hiện; các vướng mắc, bất cập, điểm nghẽn trong thực tế thì điều chỉnh để tháo gỡ; bổ sung những vấn đề chưa có quy định.

- Nội dung chính sách của dự thảo Luật cần tập trung tăng cường phân cấp quản lý, gắn với phân bổ nguồn lực và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường công cụ kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

- Đồng thời, quy định cụ thể, đầy đủ về trách nhiệm của các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, bỏ sót, tăng cường công tác phối hợp và cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

- Chú ý các chính sách về bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt; bảo vệ, quản lý nguồn nước, dòng chảy tự nhiên, an toàn hồ chứa, đập,... gắn với chính sách bảo vệ môi trường và phát triển các phương thức vận tải phù hợp để phát triển kinh tế; cần có các cơ chế tài chính, chính sách thuế, giá, phí bảo đảm đồng bộ, hiệu quả về lâu dài, phù hơp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường, đồng bộ với các chính sách khác về quản lý tài nguyên nước.

Như vậy nhờ những biện pháp này Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật.

Hướng tới phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn như sau:

- Chính phủ cũng thống nhất sự cần thiết lập Đề nghị xây dựng Luật Việc làm nhằm thể chế hóa cụ thể hơn đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với điều kiện, yêu cầu của thời kỳ mới,

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định tại các luật liên quan, cũng như hướng tới giải quyết hiệu quả các vướng mắc của thực tiễn.

- Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở tổng kết việc thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực việc làm, cần đánh giá, nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng hơn về kết quả đạt được, các hạn chế, bất cập, nguyên nhân và phân tích đầy đủ các căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn để bảo đảm sự hợp pháp, khả thi của những giải pháp được đề xuất tại các nhóm chính sách.

- Cơ bản thống nhất với mục tiêu của 04 nhóm chính sách thể hiện tại Đề nghị xây dựng Luật, tuy nhiên, cần rà soát, nghiên cứu tập trung và đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn đối với một số giải pháp trọng tâm, thực sự cần thiết, đặc biệt là nội dung mới mà chưa có quy định pháp luật điều chỉnh để:

+ Giải quyết vướng mắc thực tiễn, bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định pháp luật liên quan.

+ Phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong tình hình mới.

- Đối với các quy định về các loại quỹ cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng sự cần thiết thành lập mỗi loại quỹ, làm rõ hơn mô hình hoạt động và cơ chế huy động nguồn vốn là quỹ tài chính ngoài ngân sách có sự hỗ trợ của Nhà nước hay quỹ ngoài ngân sách thực hiện cơ chế xã hội hóa;

Tác động của các quỹ này với các cơ chế tài chính hiện hành, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính linh hoạt trong việc điều hành chính sách của Chính phủ.

Như vậy nhờ những biện pháp này Chính phủ khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật.

Xây dựng pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
Pháp luật
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng hay không?
Pháp luật
Chuyên viên về xây dựng pháp luật tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc các lĩnh vực nào?
Pháp luật
Chuyên viên về xây dựng pháp luật cần có trình độ như thế nào? Công việc cụ thể trong việc xây dựng văn bản?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể của vị trí này?
Pháp luật
Công việc cụ thể của Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật trong việc xây dựng văn bản được quy định ra sao?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật có những quyền hạn cụ thể nào? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc?
Pháp luật
Hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng pháp luật
1,040 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào