Chính phủ đặt kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi trong năm 2023? Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi khi nào được thực hiện?
Mục đích và yêu cầu của Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Nghị quyết 150/NQ-CP năm 2022, mục đích của kế hoạch lần này là:
- Cụ thể hóa mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Đến năm 2023 hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
- Cụ thể hóa Kế hoạch số 329/KH-UBTVQH15 ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
- Tập trung nguồn lực hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án Luật, xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
Về yêu cầu, căn cứ tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Nghị quyết 150/NQ-CP năm 2022, yêu cầu thực hiện kế hoạch lần này là:
- Thể chế hóa đúng, đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là 8 nhóm vấn đề trọng tâm trong hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác định trong Nghị quyết số 18-NQ/TW.
- Phát huy vai trò của nguồn lực đất đai, khắc phục những hạn chế, bất cập đã được xác định trong quá trình tổng kết việc thi hành Luật Đất đai năm 2013.
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình phục vụ thẩm tra và hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua.
- Việc triển khai các nhiệm vụ phải được tiến hành kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội thực hiện tham vấn rộng rãi, đầy đủ, thực chất các đối tượng có liên quan.
Chính phủ đặt kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi trong năm 2023? Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi khi nào được thực hiện? (Hình từ Internet)
Nội dung triển khai thực hiện Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi được Chính phủ xác định là gì?
Căn cứ Mục II Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi ban hành kèm theo Nghị quyết 150/NQ-CP năm 2022, nội dung triển khai thực hiện Kế hoạch lần này bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ các kỳ họp thứ 4, 5 và 6 của Quốc hội khóa XV.
- Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương để lấy ý kiến, tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi (từ tháng 11/2022 đến hết tháng 4/2023).
- Phân công các bộ chủ trì, phối hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến pháp luật đất đai; xây dựng các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai theo Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân và xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các nội dung liên quan đến cơ quan, đơn vị mình gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp (từ tháng 01 năm 2023 đến hết tháng 02 năm 2023).
Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi khi nào được thực hiện?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết 150/NQ-CP năm 2022 về kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi. Trong đó, về kế hoạch thực hiện lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Chính phủ giao:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trình Chính phủ trước ngày 25/11/2022, gửi Thường trực Ủy ban Kinh tế trước ngày 1/12/2022.
Tháng 11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Tháng 12/2022 - tháng 1/2023, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lấy ý kiến công khai.
Tháng 01 - 02/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường; các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (theo Kế hoạch của Quốc hội).
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổng hợp và xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Báo cáo tiếp thu, giải trình này trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023, gửi Thường trực Ủy ban Kinh tế trước ngày 1/4/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?