Chính phủ có cần phải báo cáo Quốc hội về chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hay không?
Nội dung về lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 10 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022, Điều 55 Luật Xây dựng 2014 hướng dẫn về nội dung về lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng như sau:
“10. Luật Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung và các Nghị định đã được ban hành. Theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, khái niệm Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng là khác nhau. Tuy nhiên, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng chưa quy định nội dung lập, thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng (bao gồm các biểu mẫu trình thẩm định, thẩm định, phê duyệt), mà chỉ quy định nội dung lập, thẩm định, điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư.
Trả lời:
Nội dung về lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng”
Điều 55 Luật Xây dựng 2014 hướng dẫn về nội dung về lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng như sau:
“Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”
Theo đó, nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm:
- Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
- Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 10 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về nội dung thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật như sau:
“10. Luật Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung và các Nghị định đã được ban hành.
…
Theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi bổ sung Điều 57 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, nội dung thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật gồm:
- Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và các yêu cầu khác được xác định trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng;
- Sự đáp ứng yêu cầu thiết kế bản vẽ thi công về bảo đảm an toàn công trình và biện pháp bảo đảm an toàn công trình lân cận;
- Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng, xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng
- Giải pháp tổ chức thực hiện dự án, phương án giải phóng mặt bằng, hình thức thực hiện dự án;
- Sự phù hợp của phương án công nghệ (nếu có);
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan và yêu cầu của người quyết định đầu tư.”
Theo đó, nội dung thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung bên trên.
Chính phủ có cần phải báo cáo Quốc hội về chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hay không? (Hình từ internet)
Chính phủ có cần phải báo cáo Quốc hội về chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 11 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn thực hiện quy định các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại như sau:
“11. Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Đầu tư công: Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hoặc vượt dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Đề nghị bỏ quy định này vì theo Luật NSNN ODA viện trợ không hoàn lại là nguồn thu của NSNN nên Bộ Tài chính sẽ ghi thu ghi chỉ trình Chính phủ báo cáo Quốc hội về thu chi NSNN hằng năm.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật NSNN 2015, toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, khoản 3 Điều 51 Luật NSNN quy định “Chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”. Theo quy định vốn ODA bao gồm vốn vay và viện trợ. Vì vậy, quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Đầu tư công hoàn toàn thống nhất với quy định tại Luật NSNN về các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.”
Theo đó, quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Đầu tư công 2019 hoàn toàn thống nhất với quy định tại Luật NSNN về các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.
Đồng thời, đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hoặc vượt dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?