Chính phủ chỉ đạo nóng về giá điện, xăng dầu như thế nào? Tình hình kinh tế Việt Nam trong Quý 1 năm 2023 như thế nào?
Chính phủ chỉ đạo nóng về giá điện, xăng dầu ra sao?
Ngày 10/4/2023 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 118/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I-2023.
Tại điểm b Mục 2 Thông báo 118/TB-VPCP năm 2023 có nêu rõ chỉ đạo điều hành giá điện, xăng dầu như sau:
2. Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong Quý II và các tháng còn lại của năm 2023, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2023, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 05 tháng 01 năm 2023, trong đó tập trung vào những biện pháp sau:
....
b) Đối với một số mặt hàng cụ thể:
- Xăng dầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu... Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg .
...
- Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ hàng không, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.
...
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu.
- Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2023
Đối với các mặt hàng điện Chính Phủ chỉ đạo các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
- Phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền
- Hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.
Chính phủ chỉ đạo nóng về giá điện, xăng dầu như thế nào? Tình hình kinh tế Việt Nam trong Quý I năm 2023 như thế nào?
Tình hình kinh tế Việt Nam trong Quý 1 năm 2023 như thế nào?
Tại Mục 1 Thông báo 118/TB-VPCP năm 2023 có nêu rõ tình hình kinh tế Việt Nam trong Quý I năm 2023 như sau:
Trong Quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.
Hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia, lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng chậm lại song vẫn ở mức cao đã tác động đến giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới.
Trong bối cảnh đó, giá cả hàng hóa trong nước tương đối ổn định, tình hình cung cầu diễn ra sôi động đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 1 năm 2023 tăng 0,52%, tháng 2 năm 2022 tăng 0,45%; tháng 3 năm 2023 ước giảm 0,1%-0,2% so với tháng trước, tăng 3,4%-3,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm 2023, CPI ước tăng khoảng 4,2%-4,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù nước ta không nằm trong nhóm nước có mức lạm phát cao so với các nước trong khu vực và thế giới, nhưng dự báo tình hình thế giới thời gian tới còn nhiều bất ổn, diễn biến khó lường, tác động tới giá các nguyên vật liệu đầu vào, mặt bằng giá chung, cung cầu hàng hóa trong nước và hoạt động xuất khẩu; sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã có nhiều dấu hiệu tích cực song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn...
Các biện pháp chung để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong Quý 2 và các tháng còn lại của năm 2023 ra sao?
Tại điểm a Mục 2 Thông báo 118/TB-VPCP năm 2023 có nêu rõ các biện pháp chung để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong Quý II như sau:
2. Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong Quý II và các tháng còn lại của năm 2023, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2023, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 05 tháng 01 năm 2023, trong đó tập trung vào những biện pháp sau:
a) Biện pháp chung:
- Các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát số liệu tham số đầu vào, kịp thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung các phương án điều chỉnh, cập nhật các kịch bản điều hành giá cho những tháng tiếp theo, bảo đảm bám sát tình hình thực tế, nhất là việc tính toán, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, đảm bảo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu đề ra.
- Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới, tác động đến Việt Nam; chủ động phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới để có chỉ đạo phù hợp, kịp thời trong sản xuất, kinh doanh, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
- Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; có công cụ, chính sách, giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm giữ ổn định giá trị đồng tiền, không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện chính sách tiền tệ của các nước thay đổi nhanh, tác động đến tỷ giá; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.Tiếp tục rà soát, thực hiện chính sách tài khóa theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và của Ban Chỉ đạo điều hành giá để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, đảm bảo nguồn cung.
- Tiếp tục thực hiện các thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội dự thảo Luật giá (sửa đổi) theo tiến độ; triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật để hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, có sự phân công, phân cấp rõ trong quản lý giá.
- Chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật, giá khi hàng hóa có biến động bất thường.
Theo đó, Chính phủ chỉ đạo và đề ra những biện pháp trên nhằm chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong Quý 2 và các tháng còn lại của năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?