Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện 'giật cục', phù hợp khả năng chi trả người dân để ổn định kinh tế như thế nào?

Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện "giật cục", phù hợp khả năng chi trả người dân để ổn định kinh tế như thế nào?

Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện "giật cục", phù hợp khả năng chi trả người dân để ổn định kinh tế như thế nào?

Ngày 25 tháng 5 năm 2024, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 244/TB-VPCP tải kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Trong đó, Chính phủ chỉ đạo các giải pháp cụ thể trong việc điều hành giá điện như sau:

- Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục";

- Ngành điện đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí….. giá điện phải phù hợp khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp, điều kiện Việt Nam, có sự điều tiết của Nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô.

Như vậy, để bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp, điều kiện Việt Nam, có sự điều tiết của Nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện "giật cục", phù hợp khả năng chi trả người dân để ổn định kinh tế như thế nào?

Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện "giật cục", phù hợp khả năng chi trả người dân để ổn định kinh tế như thế nào?

Việc bảo đảm nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện được chỉ đạo thực hiện ra sao?

Theo tiểu mục a, b Mục 2 Thông báo 244/TB-VPCP năm 2024 nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện như sau:

(1) Về bảo đảm nguồn điện:

- Về nguồn điện: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và EVN cần phải đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nghiên cứu, xem xét nhập khẩu nếu cần, đồng thời tận dụng tối đa nguồn điện trong nước;

Điều phối hiệu quả các nguồn bao gồm nhiệt điện than, thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… các nhà máy điện phải tính toán thời điểm bảo trì, bảo dưỡng phù hợp và tuyệt đối không để các nhà máy điện than, các nguồn điện khác xảy ra sự cố do nguyên nhân không phải bất khả kháng.

- Về nguồn nhiên liệu than: TKV, Tổng công ty Đông Bắc đẩy mạnh khai thác than tối đa nhằm đáp ứng đủ nhiên liệu và có dự phòng cho các nhà máy nhiệt điện than, hạn chế tối đa việc nhập khẩu than.

Đồng thời, đề nghị các nhà máy nhiệt điện than mua tối đa than sản xuất trong nước để tăng cường sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi việc khai thác than lậu, buôn lậu than và góp phần không để chảy máu ngoại tệ trong thời điểm này.

- Về nguồn nước: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ thẩm quyền chỉ đạo EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) và các đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ, dự báo sát tình hình thời tiết, thủy văn, tình hình lũ sớm để chủ động điều hành linh hoạt, hài hòa giữa hai mục tiêu, vừa tích giữ để có dự phòng nước để bảo đảm phát điện tối đa công suất trong thời gian cao điểm (từ tháng 6 đến hết tháng 7) vừa sử dụng nước vào thời điểm phù hợp phát điện để không lãng phí tài nguyên nước, đồng thời có phòng đón lũ.

Tuyệt đối không điều hành giật cục, cực đoan, nguyên tắc gây lãng phí tài nguyên nước không đảm bảo yêu cầu cung ứng điện.

- Về nguồn cung khí, dầu: PVN chỉ đạo tổ chức triển khai tốt nhất kế hoạch sản xuất, bảo đảm cung ứng đủ khí, dầu theo đúng kế hoạch, ưu tiên phân bổ khí thiên nhiên cho phát điện trong các tháng cao điểm (6,7).

Phối hợp với các chủ mỏ bố trí lịch sửa chữa nguồn phù hợp, không thực hiện sửa chữa trong thời gian cao điểm.

(2) Về truyền tải điện, phân phối điện:

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN khẩn trương hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 (519 km) từ Quảng Trạch đến Phố Nối đưa vào sử dụng trước ngày 30 tháng 6 năm 2024;

+ Phấn đấu hoàn thành các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào trong tháng 5 năm 2024 như Trạm cắt Đắk Oóc, đường dây 200 kV Nậm Sum – Nông Cống, đường dây 500kV Monsoon – Thạch Mỹ… để kịp thời bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc.

+ Nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư vào hệ thống truyền tải điện với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các đơn vị truyền tải, phân phối điện cần rà soát hệ thống, kịp thời sửa chữa, khắc phục để bảo đảm vận hành an toàn, tin cậy;

Phân phối điện phù hợp, hiệu quả giữa các vùng miền. Chuẩn bị vật tư, thiết bị dự phòng để kịp thời khắc phục nhanh nhất sự cố nếu có.

Nguyên tắc tăng giá điện được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg nêu rõ nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân như sau:

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân
Hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Giá bán điện bình quân được tính toán theo quy định tại Điều 4 Quyết định này. Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định này.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Như vậy, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng theo thời gian là 3 tháng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với mức giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng tại thời điểm xem xét điều chỉnh giá điện.

Không tăng giá điện
Giá điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về giá điện và giá dịch vụ về điện từ 1/2/2025 theo Luật Điện lực 2024? Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện thế nào?
Pháp luật
Giá điện sinh hoạt năm 2024 là bao nhiêu? Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ nhưng có hộ khẩu riêng thì áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện 'giật cục', phù hợp khả năng chi trả người dân để ổn định kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Tăng giá điện khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 15/5/2024 đúng không?
Pháp luật
Giá bán buôn điện là gì? Ai quyết định giá bán buôn điện trong hợp đồng mua bán điện có thời hạn?
Pháp luật
Khi nào được giảm giá điện theo Quyết định 05/2024? Thời gian điều chỉnh giá điện được thay đổi thế nào?
Pháp luật
Giờ cao điểm điện là mấy giờ? Giờ bình thường, giờ cao điểm, giờ thấp điểm điện theo Thông tư 16/2014/TT-BCT là gì?
Pháp luật
Biểu giá điện là gì? Đơn vị bán lẻ điện có bắt buộc phải niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã được duyệt không?
Pháp luật
Đơn vị bán lẻ điện không niêm yết công khai văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện thu tiền điện thì có bị phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Không tăng giá điện
998 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không tăng giá điện Giá điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không tăng giá điện Xem toàn bộ văn bản về Giá điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào