Chiến lược phát triển thanh niên là học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2030 đề ra các mục tiêu và giải pháp thực hiện nào?

Chiến lược phát triển thanh niên là học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2030 đề ra các mục tiêu và giải pháp thực hiện nào? Tôi được biết ngày 03/03/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 619/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2030. Vậy, các mục tiêu và giải pháp cụ thể thực hiện từng giai đoạn như thế nào?

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho thanh niên học sinh, sinh viên

Theo hướng dẫn tại Quyết định 619/QĐ-BGDĐT năm 2022, mục tiêu thứ nhất là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho thanh niên học sinh, sinh viên, cụ thể mục tiêu và giải pháp như sau:

"1. Mục tiêu 1: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên học sinh, sinh viên

1.1. Chỉ tiêu:

- Hằng năm, 100% thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục; học sinh, sinh viên được tuyên truyền phổ biến, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức về quốc phòng và an ninh.

- Đến năm 2030, 70% thanh niên là học sinh, sinh viên được tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2. Giải pháp

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những nội dung liên quan đến Luật thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030.

- Triển khai đa dạng các giải pháp về giáo dục pháp luật, hình thành ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong thanh niên học sinh, sinh viên; thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; tổ chức các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em trong các nhà trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt là cán bộ giáo viên, giảng viên trẻ, học sinh, sinh viên tiêu biểu, gương mẫu trong học tập, rèn luyện và ý thức chấp hành pháp luật; trách nhiệm vì cộng đồng, xã hội, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn và trợ giúp pháp lý cho thanh niên học sinh, sinh viên phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện địa bàn; ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm, công cụ trên không gian mạng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật cho thanh niên học sinh, sinh viên, trong đó, chú trọng nhóm thanh niên là học sinh, sinh viên yếu thế, dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo."

Chiến lược phát triển thanh niên là học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2030 đề ra các mục tiêu và giải pháp thực hiện nào?

Chiến lược phát triển thanh niên là học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2030 đề ra các mục tiêu và giải pháp thực hiện nào?

Nâng cao kiến thức, kỹ năng và bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu cho thanh niên là học sinh, sinh viên

Theo hướng dẫn tại Quyết định 619/QĐ-BGDĐT năm 2022, mục tiêu thứ hai là nâng cao kiến thức, kỹ năng và bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu cho thanh niên là học sinh, sinh viên, cụ thể mục tiêu và giải pháp như sau:

"2. Mục tiêu 2: Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên là học sinh, sinh viên được bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

2.1. Chỉ tiêu

- Hằng năm, 100% thanh niên học sinh, sinh viên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm.

- Đến năm 2030, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương; 70% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt trình độ trung học cơ sở.

- Đến năm 2030, tăng 15% số thanh niên là học sinh, sinh viên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; tăng 15% số công trình khoa học và công nghệ do thanh niên là học sinh, sinh viên chủ trì.

2.2. Giải pháp

- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đạt chỉ tiêu thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương; nâng cao tỷ lệ thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt trình độ trung học cơ sở.

- Triển khai các Chương trình, Đề án, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong trường học (Chương trình số 1895 về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”, Quyết định số 1299/QĐ-TTg về Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên); thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh, sinh viên

- Đổi mới hình thức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh niên trong các cơ sở giáo dục học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; xây dựng các chương trình đào tạo ngoại ngữ trên mạng Internet nhằm tạo điều kiện để thanh niên là học sinh ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận, học tập miễn phí.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng tài năng trẻ trong nước và tài năng trẻ đang học tập, sinh sống ở nước ngoài về tham gia xây dựng và phát triển đất nước."

Hội nhập quốc tế và chuyển đổi số cho thanh niên học sinh, sinh viên

Theo hướng dẫn tại Quyết định 619/QĐ-BGDĐT năm 2022, mục tiêu thứ ba là hội nhập quốc tế và chuyển đổi số cho thanh niên học sinh, sinh viên, cụ thể mục tiêu và giải pháp như sau:

"3. Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng đào tạo, kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, hội nhập quốc tế và chuyển đổi số cho thanh niên học sinh, sinh viên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

3.1. Chỉ tiêu

- Hằng năm, 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

- Hằng năm, 30% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên là học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp.

- Đến năm 2030, phấn đấu 80% thanh niên là học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp và việc làm.

3.2. Giải pháp

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển, phương thức giáo dục, đào tạo trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng. Phát huy vai trò của giảng viên, giáo viên trẻ, học sinh, sinh viên trong công tác chuyển đổi số; chủ động khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu từ thư viện và thư viện số, nguồn tư liệu, học liệu, phần mềm, chương trình đào tạo trực tuyến.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp trong tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh từ bậc trung học cơ sở đến trung học phổ thông (Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông.

- Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

- Tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối giữa các nhà trường với các đơn vị, nhà đầu tư, tập thể, cá nhân để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ thanh niên học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025” (Quyết định 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Tổ chức các hoạt động xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường."

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên là học sinh, sinh viên

Theo hướng dẫn tại Quyết định 619/QĐ-BGDĐT năm 2022, mục tiêu thứ tư là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên là học sinh, sinh viên, cụ thể mục tiêu và giải pháp như sau:

"4. Mục tiêu 4: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên là học sinh, sinh viên

4.1. Chỉ tiêu

- Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục được trang bị kiến thức, kỹ năng rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần; dân số và phát triển; bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; được trang bị kiến thức, kĩ năng an toàn trường học; thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, đáp ứng yêu cầu tiêu chí đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo quy định.

- Hằng năm, trên 60% thanh niên là học sinh, sinh viên được cung cấp thông tin và tiếp cận các dịch vụ thân thiện về tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

- Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe ban đầu.

4.2. Giải pháp

- Triển khai Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025; Quyết định 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 1660/QĐ-TTg .

- Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn lực phát triển thanh niên trong các cơ sở giáo dục; chú trọng các chính sách đặc thù hỗ trợ nhóm thanh niên là học sinh, sinh viên dễ bị tổn thương, thanh niên là học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đẩy mạnh truyền thông về sự cần thiết và nhu cầu được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe của thanh niên là học sinh, sinh viên; trong đó, chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng tư vấn, truyền thông, lập kế hoạch về chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ thanh niên là sinh viên, giáo viên, giảng viên trẻ, nhân viên y tế trường học. Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác; dự phòng bệnh không lây nhiễm; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong thanh niên; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên là học sinh, sinh viên; đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao, công trình phúc lợi xã hội cho thanh niên trong các cơ sở giáo dục."

Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên là học sinh, sinh viên

Theo hướng dẫn tại Quyết định 619/QĐ-BGDĐT năm 2022, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên là học sinh, sinh viên, cụ thể mục tiêu và giải pháp như sau:

"5. Mục tiêu 5: Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên là học sinh, sinh viên

5.1. Chỉ tiêu

Hằng năm, trên 80% thanh niên là học sinh, sinh viên ở đô thị; 70% thanh niên là học sinh, sinh viên ở nông thôn; 60% thanh niên là học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập.

5.2. Giải pháp

- Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức giới thiệu, phổ biến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị nhân văn cao để định hướng, giáo dục thanh niên trong các cơ sở giáo dục. Khuyến khích thanh niên học sinh, sinh viên tham gia hoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao; gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Phát triển mạng xã hội có định hướng tích cực, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của thanh niên là học sinh, sinh viên trên không gian mạng; quản lý việc sử dụng mạng xã hội thiếu chuẩn mực, thiếu văn minh của thanh niên trong các cơ sở giáo dục; có chế tài xử lý các hoạt động, dịch vụ, trò chơi trực tuyến thiếu lành mạnh, bạo lực gây tác động xấu đến thanh niên và xã hội."

Học sinh
Sinh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải Mẫu Đơn đề nghị miễn học phí dùng cho sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập?
Pháp luật
Học sinh có được đi 'vũ trường' hay không? Hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường mà cho phép học sinh vào thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu học sinh 3 tốt năm 2024? Danh hiệu học sinh 3 tốt nhận được giải thưởng gì?
Pháp luật
Mẫu giấy khen dành cho học sinh mới nhất năm 2024 đẹp, chọn lọc? Tải mẫu giấy khen dành cho học sinh cuối năm học ở đâu?
Pháp luật
Giáo viên, học sinh được nghỉ hè 2024 mấy tháng? Học sinh bắt buộc phải đi sinh hoạt hè 2024 không?
Pháp luật
Cách tra cứu sổ liên lạc điện tử vnEdu cho phụ huynh, học sinh mới nhất 2024? Lưu ý những gì khi dùng vnEdu tra điểm?
Pháp luật
Hướng dẫn văn bản tường trình cho học sinh lớp 7 như thế nào? Quy trình viết văn bản tường trình như thế nào?
Pháp luật
Học sinh có được phép hút thuốc là không? Học sinh hút thuốc lá trong trường sẽ chịu hình thức kỷ luật gì?
Pháp luật
Mẫu thư UPU lần thứ 53 năm 2024 dành cho học sinh tham khảo? Hướng dẫn gửi thư UPU lần thứ 53?
Pháp luật
Đối với trường hợp sinh viên đang theo học tại trường mà bị xử lý hình sự phạt tù hưởng án treo thì có được tiếp tục theo học trong thời gian thụ án treo hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh
2,758 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh Sinh viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào