Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên năm học 2023-2024 tại Hà Nội là bao nhiêu?
- Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội là bao nhiêu?
- Đối tượng tuyển sinh vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được quy định ra sao?
- Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cấp chứng chỉ, văn bằng tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ra sao?
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội là bao nhiêu?
Ngày 21/04/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội ban hành Quyết định 712/QĐ-SGDĐT năm 2023 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024. Tại đây
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội là 229 lớp và 10.305 học viên.
Cụ thể như sau:
Như vậy, năm học 2023 - 2024, Hà Nội có 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên với chỉ tiêu tuyển sinh như trên.
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đối tượng tuyển sinh vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT như sau:
Tuyển sinh
...
2. Đối tượng tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
a) Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ, Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
b) Đối tượng người học đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nguyện vọng vào học tại Trung tâm (không thực hiện kiểm tra, đánh giá lại) để tăng cường kiến thức tham gia kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì giám đốc Trung tâm căn cứ khả năng đáp ứng, sắp xếp lớp học, quyết định để học viên được học tập để ôn tập lại kiến thức.
c) Đối với việc tuyển sinh vào các lớp không phải lớp đầu cấp, nếu người học có học bạ thể hiện kết quả học tập đạt yêu cầu và được lên lớp thì Trung tâm sắp xếp cho học lớp tiếp theo.
Như vậy, đối tượng tuyển sinh vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bao gồm những đối tượng nêu trên theo chỉ tiêu tuyển sinh của từng năm.
Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cấp chứng chỉ, văn bằng tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ra sao?
Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cấp chứng chỉ, văn bằng tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT như sau:
Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập, cấp chứng chỉ, văn bằng
1. Trung tâm có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học viên học hết chương trình, xóa mù chữ, đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thi được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.
3. Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
4. Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu Trung tâm cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
5. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.
6. Học viên học hết các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.
7. Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học để cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, Trung tâm được tổ chức thi, cấp chứng chỉ khi đủ điều kiện theo quy định.
8. Học viên học hết các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu theo mục tiêu của chương trình đề ra thì được giám đốc Trung tâm cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tương ứng với chương trình đã học.
Như vậy, hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng đối với học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được thực hiện theo quy định nêu trên.
Xem toàn bộ Quyết định 712/QĐ-SGDĐT năm 2023 Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?