Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT: Tập trung thực hiện 12 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm năm học mới 2022-2023?

Các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào theo chỉ thị của Bộ Giáo dục? - Câu hỏi của chị Diễm đến từ thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề năm học 2022-2023 của ngành giáo dục là gì?

Ngày 19/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT năm 2022 về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.

Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT nêu rõ: Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo.

Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023 theo chỉ thị của Bộ Giáo dục?

Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT: Tập trung thực hiện 12 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm năm học mới 2022-2023? (Hình từ internet)

Giải pháp thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 theo chỉ thị của Bộ Giáo dục?

Căn cứ theo Mục I Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT năm 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023 như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Thứ ba, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành.

Thứ tư, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Trong đó, năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, ưu tiên biên chế tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình năng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mần non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020. Chỉ thị cũng nêu ra các vấn đề khác có liên quan.

Thứ năm, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Nổi bật ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Tiếp tục thực hiện lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia với các dự án thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương.

Thứ sáu, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Thứ bảy, xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học.

Thứ tám, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành.

Thứ chín, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục.

Thứ mười, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Mười một, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Mười hai, tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Xem chi tiết nội dung 12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 theo Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT 2022: Tại đây.

Các bộ ngành liên quan thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm năm học như thế nào?

Theo Mục II Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT năm 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, yêu cầu như sau:

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của đơn vị; tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiện kế hoạch năm học, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn của địa phương, tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022 - 2023 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học, trong đó lưu ý các giải pháp chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.

Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022 - 2023.

Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan quản lý giáo dục các cấp; nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm được yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 24/1/2024 là ngày Quốc tế giáo dục đúng không? Ngày Quốc tế giáo dục 24/1 có từ khi nào?
Pháp luật
Người khuyết tật có được giáo dục, học tập nghe, học bằng ngôn ngữ ký hiệu gì riêng hay không? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục ra sao?
Pháp luật
Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta?
Pháp luật
04 chính sách mới nổi bật về vấn đề Giáo dục có hiệu lực trong tháng 7 năm 2022 cần lưu ý?
Pháp luật
Việc thành lập phân hiệu có được xem là một trong những hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam không?
Pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục trung cơ sở? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hồ sơ đề nghị của xã, huyện, tỉnh gồm những gì?
Pháp luật
Chấm dứt liên kết giáo dục trong trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết được quy định ra sao?
Pháp luật
Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2022: Quy trình biên soạn sách giáo khoa mới? Nâng mức hỗ trợ vay vốn tín dụng cho học sinh, sinh viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục
1,440 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào