Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Ai có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu?
Khái niệm Thương hiệu là gì? Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì?
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Tuy nhiên, từ thực tế áp dụng tên gọi nhãn hiệu, logo hay tên công ty cũng chính là thương hiệu. Vì vậy đăng ký bản quyền thương hiệu, có thể xem là phải đăng ký nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.
Bởi nhãn hiệu là công cụ để đánh dấu những hàng hóa, dịch vụ đến từ một nhà sản xuất nhất định, từ đó đem lại cho người tiêu dùng sự bảo đảm về chất lượng. Thương hiệu cũng giúp thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo đó, đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ở đây là Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu?(Hình internet)
Ai có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu?
Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định:
Quyền đăng kí nhãn hiệu là quyền của tổ chức, các nhận có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Do đó, các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp.
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp
+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
- Người có quyền đăng ký theo quy định, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu được quy định chi tiết theo biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BKHCN Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 VNĐ (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 VNĐ/1 nhóm).
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
Thực tế, chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ không có mức cố định, bởi lẻ chi phí nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân muốn đăng ký bảo hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?